3 khả năng này cực kỳ quan trọng, cấp thiết còn hơn cả điểm số của một đứa trẻ.
Trong mắt nhiều cha mẹ, con cái chỉ cần học giỏi, điểm số cao, kiếm được một công việc tốt sau này là được. Tuy nhiên, trong mắt nhiều nhà giáo dục, họ chú trọng tới khả năng của trẻ hơn là coi chúng như một “cỗ máy” học tập.
Cai Yuanpei – hiệu trưởng Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc từng nói: “Giáo dục là để giúp đỡ những người cần được giáo dục, giúp cho người đó phát triển được năng lực bản thân, hoàn thiện nhân cách và làm tròn trách nhiệm của mình đối với xã hội, chứ không phải biến một người học trở thành công cụ đặc biệt”.
Dựa trên quan điểm giáo dục của Cai Yuanpei, cách giáo dục tốt nhất cho một đứa trẻ là để nó thành thạo 3 kỹ năng dưới đây.
1. Khả năng nhìn xa trông rộng
Drew Gilpin Faust là nữ hiệu trưởng duy nhất trong lịch sử trường Đại học Harvard, dựa trên kinh nghiệm cá nhân của mình, bà nhấn mạnh một điều: “Tìm hiểu thế giới là một khóa học bắt buộc đối với mọi đứa trẻ”.
Câu này nghe có vẻ cường điệu nhưng trong thế kỷ 21 lại là điều rất quan trọng. Bà khuyến khích trẻ nên biết thế giới này rộng lớn như thế nào ngay từ sớm.
Chỉ khi trẻ được nhìn thấy thế giới, chúng mới có thể thực sự áp dụng những kiến thức từ sách giáo khoa vào thực tế cuộc sống. Đây cũng là kinh nghiệm giáo dục riêng của Drew Gilpin Faust, mỗi năm dù bận rộn đến đâu, bà cũng đưa con đến một nơi xa lạ, để chúng được trải nghiệm những phong tục tập quán và những tri thức nhân văn.
Chỉ khi trẻ đã nhìn thấy một thế giới khác,chúng mới có thể có tầm nhìn dài hạn và không bị giới hạn bởi những gì trước mắt.
2. Thúc đẩy sự tò mò
Năm 2004, Đại học Harvard từ chối 164 sinh viên Trung Quốc có điểm SAT hoàn hảo.
Khi đó, nhiều người thắc mắc tại sao những sinh viên này lại bị loại vì quá giỏi? Trước những nghi ngờ đó, Đại học Harvard chỉ đưa ra một câu: “Con bạn chẳng có gì ngoài điểm số đẹp”.
Theo cách giáo dục truyền thống theo định hướng thi cử, trẻ em ngày nay chỉ biết học để thi, điều này trái với triết lý giảng dạy của Harvard.
Bà Drew Gilpin Faust cũng từng nói: “Chúng ta cần biết một sinh viên giỏi có sáng tạo không, có tò mò không, có động lực khám phá những điều mới mẻ không, có mối quan tâm tới các lĩnh vực khác ngoài chuyên ngành của mình không”.
Việc trau dồi khả năng tìm hiểu và tính tò mò của trẻ em đã trở thành một điều rất quan trọng.
Zou Caicai, viện sĩ tại Học viện Khoa học Trung Quốc cho rằng, giáo dục trước hết nên nuôi dưỡng tư duy độc đáo của trẻ và kích thích sự tò mò của chúng.
Chỉ những đứa trẻ luôn tò mò về mọi thứ mới có hứng thú học tập. Trẻ em cần được tạo động lực học tập, không bị cha mẹ ép buộc.
3. Kỹ năng tư duy linh hoạt
Richard Charles Levin, chủ tịch Đại học Yale trong 20 năm cho biết:
Giáo dục là để trẻ có sự phán đoán rõ ràng và tự nhận thức về chính kiến của mình chứ không đơn thuần là để trẻ tìm được một công việc tốt. Điều quan trọng hơn là chúng cần khả năng suy nghĩ độc lập.
Năm 1917, Cai Yuanpei đã nói trong bài phát biểu nhậm chức hiệu trưởng Đại học Bắc Kinh:
“Đại học không phải là một tổ chức bán sinh viên tốt nghiệp, cũng không phải là một tổ chức truyền đạt kiến thức cố định, mà là một tổ chức nghiên cứu các nguyên tắc học thuật”.
Nếu một đứa trẻ chỉ học vẹt, chỉ biết học thuộc lòng trước một lượng kiến thức khổng lồ, chúng sẽ trở thành một cỗ máy chỉ biết học hoặc hoàn toàn mất hứng thú với việc học. Việc trau dồi khả năng tư duy linh hoạt của trẻ là điều cấp thiết.
- Mới sinh con gái 6 tháng đã bị mẹ chồng giục đẻ: 3 lý do các mẹ không muốn sinh con thứ hai
- Đừng bao giờ nói câu "sao con bám mẹ thế? Mẹ làm hư con rồi" với bất cứ người mẹ nào
- Chuyện làng Việt: Nhớ bát cơm nguội chan nước phở ngon nhất trần đời
- Long An: Nuôi thứ cá cho thiên hạ thả chơi, tỷ phú nông dân “đút túi” gần 200 triệu/tháng
- 3 ”điểm vàng” trên cơ thể đàn bà, đàn ông dại chỉ biết chê, đàn ông khôn ngoan càng chạm lộc càng to