Vừa làm vừa học hỏi thêm kinh nghiệm, đến nay Tuấn Anh đang có 5000 gốc chanh tứ quý bao gồm các loại.
Trên cánh đồng 5ha, thôn Úc Gián, xã Thuận Thiên (huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng) anh Nguyễn Tuấn Anh đang ươm hàng vạn cây chanh tứ quý để ghép với gốc cây bòng, được tạo nhiều kiểu dáng khác nhau. Anh “kỹ sư nông dân” tên Tuấn Anh đã có thể làm giàu ngay trên mảnh đất quê mình.
Đã từng thành công trong nghề cơ khí, chế tạo máy tháo lốp cho thợ sửa xe. Công việc này cũng cho Tuấn Anh thu nhập cao, ổn định. Tuy nhiên, khi được thử sức trong lĩnh vực nông nghiệp anh cũng làm khá tốt.
Tâm sự với Dân Việt, Tuấn Anh nói, anh biết đến mô hình uốn thế cây chanh hiện nay cũng nhờ đến cái chữ “duyên”. Những năm bôn ba làm trong lĩnh vực nghề cơ khí anh có duyên biết đến một người bạn làm nghề tạo thế cây chanh tứ quý ở Hưng Yên. Vốn có tính tò mò về cách làm và chăm sóc cây từ những lần trò chuyện.Tuấn Anh đã mê luôn cái công việc này lúc nào cũng không hay. Anh ấp ủ ý tưởng và bắt tay vào thực hiện ngay trong năm đó.
Sẵn có diện tích lớn ruộng của gia đình đang canh tác lúa nhiều năm không hiệu quả, cộng với lợi thế được làm nông nghiệp từ bé. Tuấn Anh đã bàn bạc với gia đình cải tạo một số diện tích để thử nghiệm công việc ghép mắt cây chanh vào gốc bòng và tạo thế bonsai để bán cho dân chơi ngày tết.
Vừa làm vừa học hỏi thêm kinh nghiệm, đến nay Tuấn Anh đang có 5000 gốc chanh tứ quý bao gồm các loại. Đặc biệt, có khoảng 500 gốc đã trồng được gần 5 năm, bắt đầu cho thu hoạch. Lác đác một số cây đã được bán trong dịp tết nguyên đán năm 2023 với giá từ 6 triệu – 8 triệu đồng.
Chia sẻ về cách trồng, chăm sóc và tạo thế cho cây chanh Tuấn Anh cho biết, để có cây chanh luôn đẹp, khỏe mạnh, việc đầu tiên là cần phải lựa chọn gốc cây ghép. Anh tiến hành gieo hạt bòng xuống đất chăm sóc chúng khi bòng lớn chừng 20 – 30 cm, Tuấn Anh cho thợ cắt ngọn, sau đó tiến hành ghép mắt cây chanh vào.
Sở dĩ,Tuấn Anh chọn gốc bòng để ghép mắt là bởi vì chúng có cùng họ với chanh, bộ rễ của bòng rất khỏe, gốc cây to, bền, khả năng kháng bệnh tốt, thích nghi với mọi thời tiết và khí hậu khắc nghiệt của Việt Nam.
Cứ vào thời điểm đầu năm, gia đình Tuấn Anh tiến hành tỉa lá để chanh ra đợt quả đầu tiên, những quả đó chính là những quả chính để khi tết chanh chín vàng trên cây. Sau đó, muốn có quả xanh và nụ nữa thì đến tháng 4, tháng 5 lại tiến hành vẽ lá, tỉa một số cành để chanh tiếp tục nảy lộc ra quả và có hoa theo ý muốn. Trên cây chanh ngày tết nhìn rực rỡ màu vàng của những chùm quả chín lại được điểm thêm ít quả xanh xen lẫn hoa và lộc. Khách chơi cây phong thủy sẵn sàng “săn lùng” tìm mua.
Điểm khác biệt trong cách làm và chăm bón cây của gia đình Tuấn Anh là sử dụng hoàn toàn bằng phân bón vi sinh, phân chuồng ủ mục, đậu đỗ tương ngâm tưới cùng đạm cá tạp ủ bằng men vi sinh. Sau một thời gian ngâm ủ hỗn hợp gia đình sẽ dùng tưới cho cây chanh thay cho những các loại phân đạm hóa học. Ngoài ra, Tuấn Anh còn lắp đặt một hệ thống tưới nước tự động đến từng gốc cây. Vậy nên, cây chanh trong vườn luôn khỏe mạnh, lá xanh, sáng mã, rất bắt mắt người nhìn.
Tuấn Anh cho rằng, với cách làm này cây chanh có sức sống bền bỉ, không sâu bệnh, lượng dinh dưỡng trong đất luôn đầy đủ, có thể cung cấp cho cây được suốt quá trình dài lâu. Đặc biệt, khi chơi xong người chơi có thể sử dụng lá, quả chanh để làm món gia vị trong các bữa ăn mà không phải lo lắng về việc sử dụng thuốc không kiểm soát như ngoài chợ.
Chia sẻ về công việc uốn thế cây chanh Tuấn Anh cho rằng, việc uốn thế cây chanh là một công việc cực kỳ khó bởi thân và cành cây chanh chúng khá giòn lại nhiều gai góc. Nếu thợ uốn không khéo trong kỹ thuật sẽ làm trầy xước, tổn thương vỏ cây hoặc là gãy cành cây chanh, thậm chí gai chanh cắm vào tay chảy máu là chuyện không thể tránh khỏi.
Cứ tết đến, một loạt cây chanh kia đua sắc, trên cây lúc nào cũng đầy đủ quả chín, quả xanh, có hoa và lộc. Vườn chanh bonsai của gia đình Tuấn Anh đang hứa hẹn một mùa bội thu.
“Dự kiến năm nay gia đình có khoảng 400 cây chanh được xuất bán trong dịp tết, với giá bán từ 8 – 15 triệu, gia đình cũng thu về một khoản tiền lớn” – Tuấn Anh phấn khởi nói.
- Giỗ mẹ làm 30 mâm, em góp vào chút ít mà chị dâu gọi nói xối xả: Không đủ mâm cỗ
- Cuộc đổi đời của những nông dân bán đất
- Đi săn loài tôm đặc sản bé như đầu đũa nhưng nổi tiếng đắt đỏ, ngư dân kiếm tiền triệu mỗi ngày
- Hà Nội: Ùn tắc triền miên vì dự án đắp chiếu, lô cốt bủa vây
- Nhà tăng giá hơn 11 tỷ đồng sau 10 năm