Nhận thấy hiệu quả từ loại vật nuôi chủ lực này, địa phương đã có chính sách hỗ trợ giống dê lai chất lượng cao. Nhiều hộ dân đã thu lợi nhuận hàng trăm triệu mỗi năm nhờ đầu tư hàng tỷ đồng lập trang trại nuôi dê hiện đại nhằm cung cấp sản phẩm chất lượng cao cho các nhà hàng lớn trên địa bàn.
Mạnh tay đầu tư trang trại nuôi dê quy mô lớn
Nhằm nâng cao chất lượng đàn dê trên địa bàn, huyện Hương Sơn đã ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ, khuyến khích người dân phát triển đàn dê, phát huy lợi thế, tiềm năng của địa phương trong việc mở rộng chăn nuôi. Trong đó nổi bật là việc hỗ trợ giống dê lai chất lượng cao nhằm tiếp tục cải tạo đàn dê.
Với sự vận động, hỗ trợ của chính quyền địa phương và quyết tâm của bản thân, tháng 10/2021, ông Bùi Xuân Trường ở thôn Hương Thủy (xã Kim Hoa) đã đầu tư hơn 1 tỷ đồng để xây dựng chuồng trại và mua gần 100 con dê Boer (giống dê lai có nguồn gốc Nam Phi) để thả nuôi.
Ông Trường chia sẻ: “Tôi chọn giống dê Boer để nuôi vì đây là giống dê khoẻ ăn, dễ chăm sóc, tăng trưởng nhanh, khả năng kháng bệnh tốt. Thêm vào đó, nhu cầu tiêu thụ dê trong và ngoại huyện đang cao nên tôi hướng đến việc nuôi dê thương phẩm để cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn…”.
Dù có định hướng rõ ràng nhưng khi bắt tay vào nuôi, ông Trường cũng gặp không ít khó khăn về nguồn vốn, kỹ thuật chăn nuôi… Tuy nhiên, được sự quan tâm, hỗ trợ 100 triệu đồng từ huyện, ông đã tự tin hơn vào quyết định đầu tư của gia đình.
Ông Trường chia sẻ: “Qua gần 1 năm, đàn dê đang phát triển tốt, dự kiến cuối năm nay sẽ xuất bán lứa đầu tiên, với số lượng khoảng 50 con, hứa hẹn sẽ đem về nguồn thu khá cho gia đình”.
Người nuôi dê yên tâm vì được hỗ trợ con giống và kỹ thuật
Cũng theo ông Linh, trên địa bàn xã hiện có khoảng 70 hộ chăn nuôi dê, với tổng đàn gần 600 con. Dù số lượng nuôi ngày càng tăng, nhưng người dân chủ yếu nuôi nhỏ lẻ, hiệu quả kinh tế nhìn chung còn thấp. Để giúp người dân mạnh dạn tăng đàn, thời gian tới, ngoài hỗ trợ kỹ thuật, địa phương sẽ đề xuất UBND huyện hỗ trợ người dân vay vốn để mở rộng quy mô chăn nuôi.
Là một trong những hộ dân khá lên nhờ chăn nuôi dê, ông Nguyễn Văn Thuận ở thôn Vực Rồng (xã Sơn Tiến) cho biết, năm 2015, được địa phương hỗ trợ vay vốn và tổ chức các lớp tập huấn chăn nuôi dê, nên gia đình đã nuôi thử nghiệm 10 con dê sinh sản.
Từ một vài con giống ban đầu, gia đình đã nhân đàn, mở rộng quy mô lên 40 con. Từ năm 2019 đến nay, mỗi năm gia đình cung cấp ra thị trường hơn 600 kg thịt dê thương phẩm, đem lại nguồn thu gần 100 triệu đồng.
“Hiệu quả kinh tế từ nuôi dê đã được khẳng định ngay tại gia đình. Tôi đang tiếp tục đầu tư để tăng đàn. Điều đáng mừng là dê thương phẩm tiêu thụ rất thuận lợi, thậm chí hiện nay, khách hàng có nhu cầu còn phải đặt hàng trước.
Chúng tôi mong muốn những nông dân khác trong vùng, trong huyện sớm tiếp cận và “hấp thu” các chính sách hỗ trợ của huyện để mạnh dạn đầu tư, tăng tổng đàn dê và cùng nhau xây dựng thương hiệu riêng. Có như vậy, nghề nuôi dê mới bền vững và ổn định lâu dài” – ông Thuận chia sẻ.
- Liên kết nuôi thỏ sạch, làm thỏ thảo dược xuất khẩu giúp cả xã làm giàu
- Người đàn ông thích ôm một người phụ nữ khi ngủ, anh ta thường nghĩ điều gì?
- Diễn viên Hồng Đăng rao bán VinFast Fadil, cam kết “chăm xe như con”, tiền độ đắt hơn tiền xe
- 3 nét tướng báo hiệu đứa trẻ tương lai có số giàu sang, phú quý
- Vì sao không nên vệ sinh vùng kín ngay sau khi “yêu”? Câu trả lời của bác sĩ khiến nhiều chị em bất ngờ