Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
96 lượt xem

Hà Tĩnh: Bỏ vốn 5 triệu nuôi con đặc sản ham ăn tre nứa, không uống nước, giờ trai làng 9X lãi hàng trăm triệu/năm

Anh Trần Đình Nhâm quyết định bỏ phố về quê dù có công việc ổn định trên phố. Hiện nay, trang trại nuôi con dúi đặc sản của anh Nhâm cho thu nhập 200 triệu/ năm, sau khi trừ chi phí.

Niềm yêu thích đặc biệt với con đặc sản

Vợ chồng anh Trần Đình Nhâm, SN 1993, xã Sơn Hồng, Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) lại trở về quê để lập nghiệp. Và nghề nuôi dúi chính là cánh cửa làm giàu của vợ chồng anh Nhâm trên chính mảnh đất quê hương: “Trước đây, vợ chồng tôi làm công nhân ở Bắc Ninh mức lương không cao nhưng cũng đủ chi tiêu, trang trải cuộc sống. Là con nhà nông, nên từ nhỏ tôi đã thích gắn bó với trồng trọt, chăn nuôi. Làm công nhân, nhưng vẫn nhớ công việc của nhà nông-như là một ký ức không phai mờ…

Xa xứ nhiều năm, anh Nhâm muốn sinh sống, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của mình. Quyết định táo bạo của anh Nhâm đã khiến người thân, bạn bè nghi ngờ về mức độ thành công của mô hình nuôi dúi, vì từ trước tới nay họ chưa thấy ai nuôi loài vật này.

Để đảm bảo các điều kiện theo quy định pháp luật, anh Nhâm đã chủ động xin giấy chứng nhận đăng ký nuôi động vật hoang dã theo quy định của pháp luật.

“Trước đây ở địa phương chúng tôi chưa từng ai nuôi dúi cả. Bố mẹ, người thân tuy không ngăn cấm, nhưng họ chưa tin tưởng về sự thành công khi nuôi con đặc sản này. Họ nghĩ rằng nuôi dúi rất khó đòi hỏi kỹ thuật cao, nếu như nuôi thành công thì liệu có người mua không.” – anh Nhâm nói khi cho dúi ăn.

Bỏ mặc ngoài tai những ý kiến đó, năm 2016 anh Nhâm đã quyết định mua 3 cặp dúi với giá 5 triệu đồng để về nuôi thử nghiệm.

“Lúc đầu, do chưa có kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi dúi nên tôi đã gặp rất nhiều khó khăn. Trong 6 con dúi giống mua về thì 2 con bị chết, số còn lại cũng bị bệnh ốm yếu…”- anh Nhâm cho biết.

Những khó khăn đầu tiên đã giúp anh Trần Đình Nhâm quyết tâm hơn trong công việc. Anh Nhâm đã tìm tòi, học hỏi kỹ thuật nuôi dúi trên mạng internet, sách, báo và đi tham quan các trại dúi lớn như: Bắc Ninh, Nghệ An, Thanh Hóa…để tìm ra nguyên nhân vì sao mình nuôi không thành công.

Không ngờ nuôi dúi thành công ngoài mong đợi

Sau khi nắm rõ kỹ thuật nuôi dúi, năm 2017, anh Nhâm đã mạnh dạn đầu tư hơn 60 triệu đồng mua thêm 20 cặp dúi bố mẹ để phát triển mô hình. Sau 3 tháng nuôi, anh đã bán được những cặp dúi giống đầu tiên ra thị trường.

Đến nay, trại dúi của anh Trần Đình Nhâm đã đi vào hoạt động bài bản, quy mô khoảng 200 con, mang lại nguồn thu nhập khá cho gia đình.

Hiện nay, dúi giống trọng lượng từ 200-400g/con, anh Nhâm bán ra thị trường với giá 800.000-1.000.000 đồng/cặp. Những cặp dúi giống lớn hơn anh bán giá từ 2-4 triệu đồng/cặp. Sau khi từ hết chi phí, anh Trần Đình Nhâm còn bỏ túi hơn 200 triệu đồng/năm.

“Để lựa chọn dúi nuôi theo hình thức sinh sản thì nên mua theo tỷ lệ 3 cái:2 đực là tốt nhất. Dúi sinh sản rất nhanh, một năm 1 con dúi mẹ đẻ khoảng 3 – 4 lứa, mỗi lứa khoảng 3 – 5 con. Dúi mẹ chăm con khoảng từ 45-50 ngày/lứa, sau đó nghỉ dưỡng thêm 5 ngày nữa để sinh lứa tiếp theo”- anh Nhâm bật mí.

Theo anh Nhâm, dúi là động vật hoang dã, dễ chăm sóc, chi phí ít mà lợi nhuận đem lại cao. Đặc biệt, dúi có sức đề kháng cao nên ít bị nhiễm bệnh. Bệnh thường gặp của dúi chỉ liên quan đến tiêu hóa, nếu cho ăn thêm thân cây sắn thì sau 3-4 ngày sẽ khỏi bệnh.

Thức ăn của dúi chủ yếu là tre, mía. Dúi thường ăn 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều, chúng ăn 20cm tre, từ 5-7cm mía/ con/lần và chúng không uống nước. Ngoài ra, thi thoảng anh Nhâm bổ xung thêm các loại nông sản vào khẩu phần ăn của dúi như: ngô, khoai, sắn để chúng có thêm chất dinh dưỡng.

Anh Nhâm nói: “Chi phí để nuôi dúi không cao, chuồng trại không cần làm quá quá kiên cố, thức ăn thì có thể tận dụng được ở trong vườn của gia đình, không tốn tiền mua”.

Hướng dẫn chúng tôi kỹ thuật làm chuồng trại, anh Nhâm, chia sẻ: “Dúi là loài động vật rất nhát, chúng không thích tiếng động, không ưa ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Thế nên tôi lợp mái bằng lá cọ thay vì tấm Fibro xi măng để giảm nhiệt độ chuồng. Ngoài ra, để tránh tình trạng dúi đào bới, gặm thủng chuồng nên tôi làm nền xi măng chắc chắn ở phía dưới, chuồng được ghép từ gạch men 60x60cm”.

Bài viết cùng chủ đề: