Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
123 lượt xem

Giáo dục bừa bãi nhất: Chính là cha mẹ vừa "hô hào" tôn trọng con cái, vừa "ép buộc" con phải nghe lời

Cha mẹ muốn nuôi dạy con cái tốt thì trước tiên phải biết nuôi dưỡng bản thân, từ đó cùng trẻ em lớn lên, trở thành người bạn đồng hành tốt nhất của con.

Ngày càng có nhiều bậc cha mẹ, trong việc nuôi dạy con cái bắt đầu thức tỉnh, thông qua tự cải thiện liên tục, muốn phấn đấu để trở thành một người cha tốt, người mẹ tốt trong mắt trẻ em.

Tuy nhiên, lý tưởng là đầy đủ, nhưng thực tế là rất cảm tính. Cảnh gia đình phổ biến nhất của nhiều người trong cuộc sống là, một giây trước còn yên tĩnh, một giây sau đã nổi giông bão. Có những bậc cha mẹ luôn nói với trẻ: “Bố/mẹ tôn trọng suy nghĩ của co”, nhưng đồng thời lại yêu cầu: “Con không được làm thế, phải làm theo lời của bố/mẹ” Kết quả thường là khiến đứa trẻ “phát điên”, cha mẹ thì đau đớn hơn.

Nhiều bậc cha mẹ biết họ nên tôn trọng con cái nhưng lại muốn con cái phải phát triển theo ý muốn của họ, do đó bước vào một vòng luẩn quẩn của “lo lắng – đấu tranh – sụp đổ”.

Bậc thầy tâm lý học người Mỹ Jane Nielsen nói trong cuốn sách “Kỷ luật tích cực”: “Nếu cha mẹ cảm thấy đau đớn khi giáo dục trẻ em, điều đó có nghĩa bạn đã sử dụng sai cách tiếp cận”.

Giáo dục, không phải để thống trị trẻ em mà là để hỗ trợ trẻ em; Không phải để giành thắng lợi trước trẻ em mà là để đạt được một tình huống đôi bên cùng có lợi với đứa trẻ.

Cha mẹ muốn nuôi dạy con cái tốt thì trước tiên phải biết nuôi dưỡng bản thân, từ đó cùng trẻ em lớn lên, trở thành người bạn đồng hành tốt nhất trên con đường cuộc sống của con.

1. Chấp nhận bản thân và cho mình thời gian để phát triển

Đứa trẻ là tấm gương phản chiếu cha mẹ chúng. Những hành vi thể hiện ở trẻ em thường là sự chiếu sáng nội tâm của cha mẹ. Khi chúng ta nghiêm khắc chỉ ra vấn đề của trẻ, hãy cho mình một vài giây đầu tiên để bình tĩnh và nhìn lại chính mình, tự suy nghĩ về bản thân xem gốc rễ của vấn đề là ở đâu.

Có một người mẹ, chị tốt nghiệp trường đại học nổi tiếng, là giám đốc điều hành một công ty. Mỗi lần gặp bạn bè, chị đều chỉ ra tật xấu của con mình, vừa phẫn nộ vừa bất đắc dĩ. Cho đến một lần, con trai vì những lời chỉ trích của chị mà hai mẹ con cãi nhau một trận. Sau đó thằng bé bỏ nhà đi. Lần ấy, chị hoàn toàn sụp đổ, tìm đến bạn bè than khóc. Nguyên nhân hóa ra xuất phát từ một đôi tất bẩn.

Chị nói, chính chị khi còn nhỏ là một cô bé có tính cách khá tùy tiện, nhưng lại có một người mẹ yêu sạch sẽ và nghiêm khắc. Trong trí nhớ của chị có một kỷ niệm sâu sắc, đó là khi mẹ chị vì thấy con gái sau khi cởi tất bẩn ra, không cho ngay vào giỏ đựng quần áo bẩn, đã mạnh mẽ tát chị 1 cái.

Ném tất bừa bãi, trên thực tế, là một vấn đề nhỏ. Dường như cha mẹ chỉ trích hành vi của con cái họ, nhưng sâu thẳm trong trái tim lại không chấp nhận chính mình.

Một người không chấp nhận chính mình, sẽ không chấp nhận người khác; Một người không yêu bản thân, lấy gì để yêu người khác? Cha mẹ giáo dục con cái của họ, trên thực tế, không phải là ở trẻ em mà là ở chính mình. Thay vì cố gắng hết sức để tìm hiểu các phương pháp nuôi dạy con cái khác nhau, bạn nên học cách nhìn thấy chính mình và chấp nhận chính mình.

2. Hãy tin vào đứa trẻ và để cho chúng làm chủ chính mình

Mỗi người được sinh ra với một cá tính độc đáo khác biệt, không ai giống ai, và trẻ em cũng vậy. Trẻ em, không có nghĩa là khả năng yếu, chỉ là các giai đoạn của cuộc sống khác nhau, khả năng của con người là khác nhau.

Trong cuộc sống của mỗi người, nguồn sức mạnh lớn nhất chính là sự tự tin, tự tin là những phẩm chất quý hơn vàng. Khi trẻ lớn lên, cha mẹ có thể cung cấp cho chúng sự hỗ trợ lớn nhất là sự tin tưởng, tin tưởng vô điều kiện. Sự tin tưởng của cha mẹ có thể truyền cảm hứng cho tiềm năng vô hạn bên trong của con cái họ.

Tóm lại, bất kỳ sự tăng trưởng bào của cuộc sống đều sẽ là một quá trình thường xuyên và tự nhiên. Nhiệm vụ của cha mẹ không phải là theo “tiêu chuẩn” xã hội để cải tạo trẻ em một cách mạnh mẽ, mà là mang lại một đôi mắt tốt để nhìn ra và nắm bắt những điểm sáng của đứa trẻ.

Cha mẹ nên là người hướng dẫn, đồng hành, ủng hộ trong cuộc sống của trẻ, đừng cố trở thành người chỉ huy, thậm chí kiểm soát. Cuộc sống của trẻ nên do chính chúng làm chủ. Sự tôn trọng và tin tưởng vô điều kiện của cha mẹ là nguồn sức mạnh của trẻ khi chúng lớn lên.

Bài viết cùng chủ đề: