Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
123 lượt xem

Giải đáp trẻ dùng điện thoại có thực sự gây 𝐮𝐧𝐠 𝐭𝐡ư 𝐧ã𝐨?: Bé dưới 18 tháng BS khuyên 'không dùng'

Bây giờ tụi con nít nó dùng điện thoại nhiều quá, hầu như đứa nào cũng dùng.

Hôm nọ mình về quê, thấy bé cháu nó đòi xong xem liên tục vài tiếng đồng hồ mà không chán luôn ấy. Sau đó mình có lấy điện thoại của nó thì nó khóc. Thấy mẹ nó bảo hầu như ngày nào nó cũng xem điện thoại thế. Chợt nhớ tới khu chung cư nhà mình, mẹ nào cũng có kiểu vừa cho con ăn vừa xem điện thoại, nó thành thói quen luôn ấy.

Mình thì không phủ nhận tác dụng của điện thoại. Thế nhưng nó chỉ thực sự tốt nếu các mẹ biết cách, chẳng hạn như giới hạn giờ sử dụng của con nè. Như nhà mình thì con chỉ được sử dụng điện thoại trong một khoảng thời gian nhất định mà thôi, không hơn, kể cả khi con có quấy khóc đòi cũng kệ. Lâu dần con sẽ hình thành thói quen đấy các mẹ ạ.

Trẻ dùng điện thoại có gây ung thư não không?

Theo Ths. Nguyễn Cao Luân (Nghiên cứu sinh ngành Liệu pháp miễn dịch Ung thư, Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Lowy, ĐH New South Wates, Sydney, Australia) cho biết: Trong sách ‘Ung thư – tin đồn và sự thật’ có ghi lại rằng sóng điện thoại và wifi đều là sóng điên từ tần số radio.

Trên lý thuyết, một loại sóng điện từ muốn gây ung thư thì cần đủ mạnh để phá hủy DNA của tế bào. Để gây ung thư thì chúng phải có tần số rất lớn như tia cực tím trở lên. Sóng điện thoại hay wifi có tần số rất nhỏ so với tia cực tím. Do đó, xét trên phương diện lý thuyết thì nó không đủ để gây ung thư.

Tuy nhiên, vì điện thoại rất phổ biến nên các nhà khoa học vẫn luôn theo dõi sát sao vấn đề loại sóng này có khả năng gây ung thư không. Rất nhiều nghiên cứu đều có kết quả đồng thuận rằng không có mối liên hệ rõ rệt giữa ung thư với việc sử dụng điện thoại.

Cơ quan quốc tế Nghiên cứu về ung thư cũng nhận định: Tần số vô tuyến từ điện thoại di động rất yếu nên không có khả năng gây ung thư. Tuy nhiên, nó có thể trở thành một tác nhân có khả năng gây ung thư chứ không phải là yếu tố gây u.ng th.ư.

Trẻ bao nhiêu tuổi nên dùng điện thoại? Dùng trong bao lâu để không gây ảnh hưởng sức khỏe

Theo nghiên cứu của Pew Research vào năm 2015 thì số người trưởng thành dùng điện thoại tại Mỹ là 72%, phần còn lại là trẻ em. Độ tuổi trung bình của trẻ dùng điện thoại lần đầu là 10,3. Còn trẻ em Anh thì có vẻ dùng điện thoại sớm hơn, hầu hết trẻ tiếp xúc với điện thoại lần đầu ở nước này là 8 – 11 tuổi. Phụ huynhh ở Anh muốn trẻ sử dụng điện thoại ở độ tuổi tối thiểu là 10.

Tuy nhiên, một nghiên cứu khác của Viện Nhi Hoa Kỳ (AAP) cho biết: Tại các vùng đô thị, gần như trẻ em đều có điện thoại và có tới 75% trẻ em có điện thoại riêng từ khi 4 tuổi. TS. Pamela Rutledge (GĐ Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý Truyền thông Mỹ) cho biết: Trẻ được phép dùng điện thoại nhưng cần phải dựa trên nhận thức và cách thức sử dụng.

Điện thoại là một phần không thể thiếu của thế giới hiện đại và luôn hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày. Do đó, kể cả bé không được dùng điện thoại nhưng chúng vẫn có thể dễ dàng mượn được từ bạn bè. Do đó, việc tiếp cận với smartphone kết nối internet không phải vấn đề gì quá nghiêm trọng. Thay vì cấm đoán trẻ dùng điện thoại thì phụ huynh cần nói chuyện để chúng hiểu nỗi lo của mình khi cho chúng dùng điện thoại. Đồng thời, hãy hướng dẫn trẻ những kiến thức sử dụng điện thoại để tránh tác hại do thiết bị thông minh này gây ra. Muốn vậy, cha mẹ ngoài việc kiểm soát nội dung trẻ xem thì còn cần kiểm soát cả thời gian để bé sử dụng điện thoại nữa.

Theo các bác sĩ nhi khoa, những đứa trẻ dưới 18 tháng tuổi không nên chơi hoặc xem video trên điện thoại.

Với trẻ từ 2 – 5 tuổi thì nên xem quá 1 tiếng. Đồng thời bạn cũng nên đặt điện thoại tránh xa giường ngủ của bé.

Với trẻ trong độ tuổi từ 5 – 18 tuổi, cha mẹ cần đặt ra và tuân thủ quy định của gia đình về việc sử dụng internet. Thời gian thích hợp để trẻ ngồi trước màn hình 1 tiếng là đủ. Đồng thời, cha mẹ cũng nên khuyến khích bé nên dành tầm 1 tiếng cho các hoạt động thể chất và 8 – 12 tiếng/ngày để ngủ tùy theo độ tuổi của bé.

Việc sử dụng điện thoại quá nhiều không chỉ gây ra các bệnh về mắt mà còn có thể gây ra nhiều hệ lụy khác, trong đó có cả những vấn đề tổn thương thần kinh, khả năng học học, thậm chí là ung thư. Trong khi các nghiên cứu và kết luận vẫn còn đang gây nhiều tranh cãi, bố mẹ tốt nhất hãy biết cách tự phòng để bảo vệ con mình.

Nguồn: Tổng hợp

Bài viết cùng chủ đề: