Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
115 lượt xem

Gia Lai: Nuôi con đặc sản cho ăn chay, mọc thứ đại bổ trên đầu, nông dân bỏ túi nửa tỷ mỗi năm

Mỗi con hươu ăn 3-4kg thức ăn/ngày (chia làm 3 bữa sáng, trưa và tối). Thức ăn của hươu tương đối dễ tìm, chủ yếu là cỏ, lá cây, thân cây chuối, bắp, đậu phộng… trộn với cám gạo.

Sau khi tốt nghiệp Trung cấp Xây dựng, anh Dương Ngọc Tuấn (SN 1992, tổ 4, phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) trở về quê hương công tác tại Nhà máy Nước thị xã Ayun Pa. Qua tìm hiểu trên mạng internet và sách báo, Tuấn nhận thấy mô hình nuôi hươu phù hợp nên đã tìm tòi, học hỏi và nuôi thử nghiệm.

Vào đầu năm 2018, anh Tuấn gom góp và vay mượn được hơn 100 triệu đồng mua 3 con hươu đực và 4 con hươu cái về nuôi thử nghiệm. Mới nuôi lần đầu, đàn hươu của anh bị bệnɦ tiêu chảy, đαu mắt triền miên khiến hươu còi cọc, kém phát triển. Lúc đó, Tuấn đã phải lên mạng tìm cách cɦữa bệnɦ, gọi điện học hỏi những chủ nuôi hươu lâu năm.

Anh Dương Ngọc Tuấn

“Khi hươu bị tiêu chảy thì tôi thường cho nó ăn lá ổi, mít, xoài. Bởi lẽ, dịch chiết ra từ các loại lá trên có khả năng kháng khuẩn, làm se niêm mạc và cầm đi tiêu lỏng. Còn với các bệnɦ khác như đαu mắt thì mua tɦuốc nhỏ vào khe mắt bị đαu là cɦữa được”, anh Tuấn cho hay.

Sau 2 năm chăm sóc, hươu đực bắt đầu cho nhung, hươu cái sinh sản lứa đầu. Thấy đàn hươu phát triển tốt, ít dịch bệnɦ, anh Tuấn quyết định vay mượn tiền để đầu tư chuồng trại và mua thêm 16 con hươu nữa, mở rộng chăn nuôi.

Đến nay, đàn hươu của anh nâng lên 24 con, trong đó có 10 con hươu đực lấy nhung, còn lại là hươu cái và hươu con, chăn nuôi trên tổng diện tích khoảng 7.000m2, bao gồm diện tích chuồng nuôi nhốt và sân chăn thả.

Theo anh Tuấn, hươu là loài động vật quen sống trong môi trường hoang dã nên khi nuôi nhốt phải tuân thủ yêu cầu kỹ thuật và vệ sinh nhằm đảm bảo ăn sạch, uống sạch, ở sạch. Thức ăn của hươu tương đối dễ kiếm, chủ yếu là cỏ, lá cây, thân cây chuối, bắp, đậu phộng… trộn với cám gạo. Mỗi con hươu ăn 3-4kg thức ăn/ngày (chia làm 3 bữa sáng, trưa và tối).

Anh Tuấn cũng cho biết thêm, hươu cái đẻ mỗi năm một con. Hươu con sau một năm chăm sóc, anh Tuấn bán với giá khoảng 15-18 triệu đồng/cặp. Với hươu non, lượng nhung thu được lần đầu tiên chỉ khoảng 100-200 gram/con, trong khi hươu trưởng thành thu khoảng 600-700 gram/con. Nếu chăm sóc tốt, nhung có thể đạt trọng lượng tới 1 kg và hươu đực cho cắt nhung 2 lần, thời gian cho nhung kéo dài khoảng 20 năm.

Với giá bán nhung hiện tại trên thị trường khoảng 1,5 triệu đồng/100 gram, bình quân mỗi năm anh Tuấn thu nhập trên 100 triệu đồng. Mặt hàng nhung của anh Tuấn còn xuất bán đến các tỉnh, thành phố như TPHCM, Đà Nẵng… Hiện nay, lượng nhung từ đàn hươu của gia đình anh không đủ để bán vì hầu hết đã được bạn bè, người quen đặt mua từ trước.

Giống như anh Tuấn, anh Nguyễn Hoàng Việt (31 tuổi, ngụ ấp Phú Thạnh A, xã Phú Kiết, H.Chợ Gạo, Tiền Giang) cũng chọn nghỉ việc về quê nuôi hươu lấy nhung, bất ngờ có thu nhập 500 triệu đồng mỗi năm.

Mô hình của anh Nguyễn Hoàng Việt

Năm 2019, anh cất công ra tận Hà Tĩnh, xin ở lại trang trại nuôi hươu hơn 1 tháng để tìm hiểu và học cách nuôi. Khi thành thạo các kỹ thuật nuôi, lấy nhung, anh mạnh dạn mua 20 con hươu con và hươu trưởng thành với giá từ 30 – 60 triệu đồng/con về nuôi.

Để tiết kiệm chi phí, anh Việt cải tạo chuồng heo cũ diện tích 100 m2 thành trại nuôi hươu bằng cách sử dụng thanh gỗ và sắt để ngăn thành các ô có kích thước khoảng 4 m. Nhờ chịu khó và không ngừng học hỏi, đến nay anh Việt nhân đàn thành công lên số lượng 40 con.

Theo anh Việt, hươu nuôi khoảng 2 năm là cho nhung, nhưng do hươu còn tơ nên nhung nhỏ. Phải từ 5 – 7 tuổi, hươu đạt độ tuổi trưởng thành mới cho nhung to và chất lượng. Nhung hươu từ 45 – 50 ngày đạt chuẩn thu hoạch, nếu trễ từ 55 – 60 ngày nhung bị già, giảm giá trị. Cứ khoảng 8 tháng, hươu đực được lấy nhung một lần, trung bình từ 500 – 800 gr/con.

“Khí hậu miền Tây ôn hòa nên hươu nuôi nhanh cho nhung hơn so với miền Trung. Chỉ cần 8 tháng là có thể thu hoạch, thay vì phải mất thời gian 1 năm như ở miền Trung”, anh Việt cho biết thêm.

Hiện nhung hươu tươi bán với giá 15 – 18 triệu đồng/kg. Ngoài ra, từ nhung hươu, anh Việt còn chế biến ra 4 sản phẩm phục vụ đông y và tây y gồm các loại dược phẩm, thực phẩm bổ dưỡng sức khỏe như: nhung hươu ngâm mật ong, cau nhung hươu, bột nhung hươu… Nhờ đó, anh thu nhập gần 500 triệu đồng/năm.

Ngoài việc bán nhung hươu tươi và sản phẩm chế biến từ nhung, anh Việt còn phối giống, cho hươu sinh sản để bán giống. Sau 3 – 4 tháng, hươu có thể xuất bán với giá từ 12 – 15 triệu đồng/con (hươu đực) và từ 8 – 10 triệu đồng/con (hươu cái). Mỗi năm, anh Việt xuất bán trên 10 hươu giống ra thị trường.

TH&SP

Bài viết cùng chủ đề: