Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
187 lượt xem

Được xem là “chân ái” của trời nồm, loại cây đang “cɦáy” khắp chợ mạng, người bán chốt nghìn đơn, người trồng thu bộn tiền

Có mùi hương thoang thoảng dễ chịu tạo cảm giác thư giãn, bình yên cho mọi người, cây đô la đang gây “sốᴛ” khắp chợ mạng, người bán được dịp chốt đơn mỏi tay.

Người bán chốt nghìn đơn

Giống cây này có mùi hương thoang thoảng tạo cảm giác dễ chịu, thư giãn cho người xung quanh vì vậy mà đây được xem là loại cây rất phù hợp với thời tiết nồm ẩm.

“Mấy ngày nay, lá đô la đang bán rất chạy. Ngày đầu tiên gom đơn khách đặt, tôi đã bán được vài chục bó. Tôi bán bó to, giá 130.000 đồng/bó, khác với những chỗ khác họ chia nhỏ từ bó to thành 2-3 bó và bán giá rẻ hơn”, chị Quỳnh bán hoa ở khu vực Hà Đông (Hà Nội),cho hay.

Cũng bán lá đô la cùng nhiều loại hoa khác, chị Thu Trang ở Hoàng Mai (Hà Nội) chia sẻ, đây đúng là thứ lá chân ái cho tiết trời nồm ẩm, mùi thơm tinh dầu từ lá có thể lấn át mùi ẩm mốc.

Mỗi bó lá đô la được chị Trang bán với giá 55.000 đồng/bó, nếu khách lấy hai bó giá chỉ còn 100.000 đồng. Tùy cành to nhỏ khác nhau, mỗi bó có thể có 2-4 cành.

“Cả tuần nay, loại lá này tôi bán đắt hàng hơn các loại hoa. Mỗi ngày, tôi bán được từ vài chục đến cả trăm bó, cá biệt Chủ nhật vừa rồi tôi bán được 130 bó”, chị Trang kể.

Người trồng thu bộn tiền

Giữa đất cà phê Tà Nung (tỉnh Lâm Đồng), có một nông dân tên Cil Ha Phước đã mở hướng đi mới với việc trồng cây đô la cắt cành bán phục vụ cắm hoa.

Cil Ha Phước, chủ vườn hào hứng giới thiệu vườn đô la của anh: “Vườn đô la này em trồng từ hơn 2 năm trước với diện tích ít, giờ mở rộng thêm để đủ lá cung cấp cho thị trường. Hiện ngoài cắt lá từ vườn nhà, em còn thu mua lá của bà con trong xã, mua của cả bà con bên xã Mê Linh, Lâm Hà”.

Được giới thiệu giống mới, năm 2019 Ha Phước xuống giống 1 sào đô la và hiện những cây trồng từ giai đoạn ấy đã cao tới 3-4 m. Nhận thấy hiệu quả kinh tế, người nông dân trẻ tiếp tục mở rộng diện tích.

Anh chia sẻ: “Đất này em vốn trồng cà phê, trồng bơ. Nhưng do đất khá dốc, cây cà phê cũng không hiệu quả lắm nên em chuyển dần sang trồng các loài cây lấy lá như đô la và đang thử nghiệm một số cây khác như tùng lá kiếm”.

Theo Ha Phước, cây đô la dễ trồng, dễ chăm, giá thị trường cũng khá ổn định, là cây trồng cho bà con thu hoạch hàng tuần, có nguồn thu thường xuyên phục vụ đời sống kinh tế gia đình. Chỉ với 3 sào đất trồng đô la, Phước cho biết thu nhập trung bình 150 triệu đồng/năm, cao hơn cà phê nhiều, đồng thời đầu tư ít, chi phí không cao.

Cil Ha Phước chia sẻ, cây đô la thường được nhân từ hạt, sau khi cao chừng 30-40 cm thì đưa ra vườn, có cọc cắm để cây không ngã đổ. Chăm tốt, nước tưới đầy đủ thì chỉ 4 tháng là cây đô la cao ngang đầu người, có thể cho thu hoạch.

Khi cây phân cành, cần ngắt đọt để cây đô la nuôi cành. Khi cành “đứng đọt”, tức là già, cứng thì có thể thu hoạch.

Giá bán cành cây đô la hiện tại từ 80.000-120.000 đồng/kg tùy size, tùy chất lượng, nếu trồng 1 sào cũng có thể cho thu hoạch 4-5 triệu đồng mỗi tháng.

Tuy nhiên, Ha Phước cũng đánh giá: “Khi thu hoạch phải chú ý chất lượng cành, cành phải già mới cắt sẽ cắm được lâu, màu đẹp, mùi thơm. Nếu cắt cành non, cắm nước sẽ bị gục, chất lượng kém”.

Có duyên với cây đô la giống anh Phước, anh Lê Văn Thìn khởi nghiệp từ bàn tay trắng ở vùng khó xã Kon Thục (huyện Mang Yang, Gia Lai). Sau nhiều lần thất bại, anh đã chọn cây cảnh thu lá này để trồng.

Năm 2010, anh Lê Văn Thìn (34 tuổi, ở xã Kon Thục, huyện Mang Yang, Gia Lai) vào lập nghiệp tại Tây Nguyên với đôi bàn tay trắng. Vì kinh tế khó khăn nên anh đã vào một xã vùng sâu, vùng xa để làm thợ sửa xe máy.

Khi trong tay có chút vốn, anh Thìn đã mạnh dạn mua một ha đất nhằm thực hiện mơ ước xây dựng trang trại nông nghiệp cho riêng mình. Khó khăn khi không có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong canh tác nông nghiệp nên hàng trăm gốc tiêu của anh bị bệnɦ cɦết.

Không bỏ cuộc, anh Thìn tiếp tục trồng lại hồ tiêu và xen canh thêm cây ngắn ngày để tăng thu nhập. Vượt qua khó khăn, anh Thìn dần gom mua được hơn 3ha đất nông nghiệp với 3000 trụ tiêu và các loại cây ăn trái.

Tuy nhiên, anh Thìn luôn ấp ủ tìm ra loại cây đặc biệt trồng sao để tránh được thảm cảnh “được mùa, mất giá” và mang lại lợi nhuận cao. Sau nhiều lần đi tìm kiếm ở các tỉnh miền Tây và Đà Lạt, anh đã chọn cho mình được cây đô la để trồng trên mảnh đất đỏ bazan Gia Lai.

Vào năm 2021, anh Thìn đã mạnh dạn mua 1.200 cây giống đô la từ Đà Lạt về trồng. Trải qua hơn 5 tháng, cây đô la đã phát triển tốt và cho thu hoạch.

“Cây đô la được người dân trồng để lấy cành lá bán cho các đại lý kinh doanh hoa, cây cảnh. Mình thấy cây này phát triển nhanh, ít sâu bệnɦ và đầu ra ở vùng Tây Nguyên còn nhiều nên đã mạnh dạn đầu tư, phát triển”, anh Thìn cho biết.

Hiện nay, cành đô la được anh Thìn thu hái và nhập cho các đại lý, doanh nghiệp kinh doanh hoa tươi ở Gia Lai và Bình Định với giá khoảng 150 nghìn đồng/kg. Với hơn 1.200 cây đô la, mỗi ngày anh có thể cắt hái khoảng từ 30kg lá và thu về hàng triệu đồng. Vào dịp lễ, tết, anh Thìn thu cả trăm ký lá cây đô la cung cấp cho thị trường các tỉnh.

Theo anh Thìn, cây đô la dễ trồng, dễ chăm, giá thị trường cũng khá ổn định và mang lại nguồn thu thường xuyên cho các gia đình. Trung bình, 2 sào đất trồng cây đô la sẽ mang lại thu nhập trung bình hơn 200 triệu đồng/năm, cao hơn giá trị trồng cà phê nhiều. Đồng thời, công chăm sóc, chi phí nhân công và phân bón cũng thấp hơn hẳn.

TH&SP

Bài viết cùng chủ đề: