Học tài chính ngân hàng và lấy bằng tốt nghiệp xong đi làm cũng được 1 năm rồi về quê may vá. Tưởng bả về là vì an nhàn, sống gần gia đình, nhưng thực tế bả về là vì kiếm tiền bằng nghề may quần áo thiết kế lời chục triệu mỗi tháng.
Chị ấy là bà chị học cùng khoa mà khóa trên của em. Học cũng khá giỏi, tốt nghiệp xong cũng đi làm ngân hàng được tầm 1 năm thì đột nhiên về quê. Em ngỡ ngàng hỏi lý do thì giờ bả mới kể bả từng đọc được 1 bài báo trên mạng về 1 chị bỏ nghề Kế toán về quê khởi nghiệp, thấy hay nên tranh thủ làm cả năm trời để gom được chút vốn về quê giống vậy. Bí quyết kiếm hàng chục triệu mỗi tháng mà em rút ra được từ chị là…
Bước đầu vào nghề: Bả tranh thủ lúc còn đi làm tối nào cũng đi học thêm lớp may của chị gần nhà, vừa phụ vừa học hơn nửa năm trời để lấy kinh nghiệm. Sau đó, cứ cuối tuần là ra chợ mua vải về tự thiết kế tự may và up sản phẩm của mình lên trang cá nhân.
Lý do chọn nghề: Phụ nữ, nhất là phụ nữ nông thôn chịu thương chịu khó, nhường nhịn cho chồng con nên thích mặc đồ may cho rẻ. Còn các bạn trẻ trẻ bây giờ lại thích mặc đồ vừa đúng form người, lại ít đụng hàng nên cũng muốn may đồ thôi.Do đó chị quyết định theo nghề may quần áo vì đối tượng khách rộng.
Địa điểm hành nghề: Thật ra, chị ấy đi làm 1 năm tích lũy được tầm hơn 10 triệu nhưng nhờ có thưởng cuối năm nên gần 20 triệu. Nhưng vẫn thấy mức sống quá cao nên quyết định di cư về quê lập nghiệp cho an nhàn. Đỡ tốn cơm, đi lại, gần gia đình lại không mất tiền nhà trọ phí sinh hoạt,…và điểm cốt yếu là chị ấy nghĩ cho tương lai, khi mở rộng kinh doanh thì thuê người dưới quê cũng ít chi phí hơn
Bí quyết của người trong nghề:
1. Mỗi người hành nghề may có bí quyết riêng. Người ta hay nói đến mốt, đến size, đến mẫu mã, nhưng với chị thì mỗi người có số đo, hình dáng khác nhau nên trên mẫu số chung cần phải “chế” thế nào đó để phù hợp với số đo , kích thước, hình dạng. Không ai có kiểu giống ai, dù khách thích mẫu đó và đặt hàng may giống 100% nhưng chị cũng sẽ tư vấn sao cho khác đi 1 phần vì ngoại hình ai cũng khác nhau (nước da, vóc người, những đặc điểm riêng của mỗi cá nhân,…) 1 phần nữa là vì mức thu nhập và chịu chi của mỗi người cũng khác nhau.
2.Chị luôn chụp lại thành phẩm và post lên trang cá nhân để khách tham khảo. Ai đặt hàng thì có thể đặt online hoặc ghé trực tiếp tùy khách. Nhưng a chị cũng sẽ tư vấn kỹ trước khi chọn mua vải và cắt may.
3.Thời gian rảnh chị còn tham khảo mấy trang nước ngoài, hàng VNXK để có thêm ý tưởng để sáng tạo thêm mẫu bán online. Hàng này cũng rất được chuộng, chị còn nhận bỏ sỉ cho mấy bạn ở Sài Gòn để các bạn lấy về bán hội chợ cuối tuần.
4. Chị đào tạo nhân công phụ chị cũng là các bạn trẻ, ngoài việc học việc nhanh, các bạn còn sáng tạo và góp ý cho chị khá nhiều nên bấy giờ chỗ kinh doanh của chị đã có tới 5-6 người thợ.
5. Chị cũng hay có những đợt khuyến mãi, khi có mấy đợt gom được vải giá rẻ, chị may đồng loạt rồi bán giá rất ư sinh viên. Những nguồn thu này cũng mang thêm ít tiền và danh tiếng cho chỗ của chị.
6. Chị có nhận may cho mấy cô, mấy dì, …bất cứ ai có nhu cầu đầm váy, đồ bộ. Nhưng giá cũng rất khác
Sự thành công: Mới năm đầu tiên về nhà kinh doanh thì không đủ vốn phải mượn thêm. Nửa năm đầu kinh doanh rất ít khách nên cũng chịu lỗ. Nửa năm kế thì khách từ từ tiếp cận và chỉ đủ hòa vốn. Sang năm 2 thì ổn định hơn, có lời nhưng rất ít, chỉ 1-2 triệu/tháng. Cho tới năm 3 thì mới bắt đầu đông khách, mới có thêm thợ phụ- học viên. Bây giờ năm 4 thì tính toán doanh thu và trừ ra các khoản phát sinh thì lãi ít nhất 20 triệu mỗi tháng. Tiếng tăm thì không chỉ trong khu vực mà còn được hầu hết các bạn trẻ tìm đến.
Nỗi khổ của người thành công: Thật ra còn trẻ phải cuốn gói về quê lập nghiệp cũng mất đi nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp, không được thăng tiến, không được trải nghiệm, không có nhiều mối quan hệ,….Tới giờ chị làm được 3-4 năm là đã là 27-28 tuổi mà chưa có người yêu. Vả lại chị cũng đã chịu khổ suốt 2-3 năm đầu lập nghiệp ấy chứ, trong khi nếu ở lại Sài Gòn làm công ăn lương thì cũng hơn hẳn rồi. Nhưng được cái không bỏ cuộc, làm ít – làm nhiều vẫn kiên trì thì mới được làm cô chủ nhỏ như bây giờ. Chỉ mong năm nay năm sau gì bà chị đó có người rước về dinh nữa là hoàn hảo
Động lực để có được thành công: Như đã nói ngay từ đầu là bà chị nhờ đọc 1 bài báo trên mạng mà mới có quyết tâm và động lực làm lụng tới giờ thì bài báo mà bả đọc là câu chuyện của chị tên Giang khởi nghiệp bằng máy may của cha như này đây:
“Dương Thị Giang (Hà Tĩnh) khởi nghiệp may bằng máy singer cũ rích của bố nhường lại. Tốt nghiệp 12, Giang bay vào Sài Gòn tu nghiệp Tài chính – Kế toán. Ra trường làm kế toán cho Công ty, nhưng lương không đủ sống, Giang đành bỏ nghề.
Thích làm giàu nên em cũng chỉ nghĩ đơn giản là đầu đơn vào Kinh tế, Tài chính, Ngân hàng. Khi đi làm mới ngộ ra rằng: Mình chọn nhầm nghề”. Giang tâm sự.
Còn nghề may, không phải lựa chọn của Giang, mặc dù bố và chị gái là những thợ may có tiếng nhưng Giang không chịu học nghề. Tới khi về nhà bước vào nghề may bằng đơm cúc, móc khuy, là áo quần giúp bố, sau đó được chị gái dạy cắt, viền, truyền bí quyết làm nghề. Hiện nay, Nhà may của chị có 6 thợ với đầy đủ trang thiết bị hiện đại. Thợ may đều là học sinh tốt nghiệp lớp 12, tìm đến học việc , trau nghề và trở thành thợ may cho Nhà may của Giang. Mức lương Giang trả cho thợ từ 5 đến 9 triệu đồng/tháng.“
Em viết xong bài này cảm thấy thiệt là thích cái suy nghĩ của chị, mọi người cũng hãy như thế nha:”Dù đúng dù sai, dù khó khăn thì kiên trì sẽ giàu. Hãy học lấy một nghề, bất cứ nghề gì miễn đam mê và sáng tạo. Đừng nghĩ học Đại học rồi phải làm đúng ngành, Đại học chỉ giúp bạn có kinh nghiệm sống và có thêm bạn bè để trưởng thành”
- Thùy Tiên, Hòa Minzy làm cửu vạn ở chợ cá, khóc nức nở vì nghĩ bị quỵt tiền
- Trong mắt đàn ông, mẹ hay vợ, ai quan trọng hơn: Nghe tâm sự thật lòng của 3 người đàn ông
- 6 năm Thu Sao cưới chàng trai kém 36 tuổi: Lập sẵn di chúc, tìm vợ cho chồng
- Khi chàng “tặng bạn 3 điều” này, dấu hiệu anh ấy sắp chán ngấy bạn rồi
- Nhất cận thị (chợ), nhị cận giang (sông): “Tôi có tiền tôi cũng vào trung tâm để mua nhà chứ chẳng ai đi xa”