Bảo tàng Maurice Long là bảo tàng kinh tế đầu tiên và có quy mô lớn nhất Đông Dương.

Dù rất hoành tráng, Bảo tàng Maurice Long lại có số phận khá hẩm hiu. Trong Thế chiến II, công trình đã bị phả hủy khi quân Đồng minh tấn công các vị trí của quân Nhật ở Hà Nội.

Ít ai biết rằng cách đây một thế kỷ, Hà Nội từng có một bảo tàng quy mô lớn bậc nhất Đông Dương. Đó là Bảo tàng Maurice Long, nằm ở vị trí ngày nay là Cung Văn hóa Hữu Nghị Hà Nội.

Tiền thân của bảo tàng này là nhà Đấu xảo, khánh thành năm 1902. Đây là một nhà triển lãm có chiều dài 110 mét, rộng 30 mét và cao 27 mét, do kiến trúc sư người Pháp Bussy thiết kế.

Lúc mới khánh thành, nhà Đấu xảo được coi là công trình kiến trúc tráng lệ bậc nhất Hà Nội. Nó chỉ mất vị trí này vào năm 1911, khi Nhà hát Lớn được xây dựng.

Vào thập niên 1920, nhà Đấu xảo được chuyển thành Bảo tàng Maurice Long, theo tên ông Maurice Long (1866-1923), người làm Toàn quyền Đông Dương từ tháng 2/1920 – 4/1922.

Bảo tàng Maurice Long là bảo tàng kinh tế đầu tiên và có quy mô lớn nhất Đông Dương. Hiện vật trưng bày tại đây là các sản phẩm phản ánh thành tựu kinh tế và bản sắc văn hóa Đông Dương những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.

Đáng tiếc rằng, viện bảo tàng hoành tráng này lại có số phận khá hẩm hiu. Trong Thế chiến II, công trình đã bị phả hủy khi quân Đồng minh tấn công các vị trí của quân Nhật ở Hà Nội.

Đến năm 1960, khu bảo tàng cũ trở thành Nhà hát Nhân dân, một sân khấu lớn ngoài trời. Đến năm 1978, trên nền nhà hát này, chính phủ Liên Xô xây tặng cho nhân dân Hà Nội một cung văn hóa. Công trình khánh thành vào 1/9/1985, mang tên Cung văn hóa Hữu Nghị Việt – Xô… Ảnh: Zing.