Chăm con là một quá trình lâu dài và không hề dễ dàng nhưng các mẹ bỉm sữa hoàn toàn có thể áp dụng những tuyệt chiêu dưới đây để việc chăm con được nhẹ nhàng đi ít nhiều.
Nữ y tá chỉ cách dùng khăn quấn làm ổ giúp bé ngủ tít thò lò
Trong năm qua, nữ y tá Lê Thị Ánh (23 tuổi, Vũ Thư, Thái Bình) đã gây sốt với clip dùng khăn quấn làm ổ giúp bé ngủ ngon giấc. Đây cũng là mẹo chăm con đến nay vẫn được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội.
Y tá chỉ cách dùng khăn quấn làm ổ giúp bé sơ sinh ngủ tít thò lò trong c.lip gần 3 triệu view.
Trình tự các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị một chiếc khăn dài khoảng 120cm, rộng khoảng 60cm. Sau đó quấn chéo chiếc khăn để tạo độ dài.
Bước 2: Em bé cần được “nai nịt” áo quần gọn gàng, thoải mái. Sau đó để em bé nằm nghiêng bên phải và vòng khăn từ dưới chân lên đầu em bé. Một đầu khăn đặt ở dưới cổ và đầu còn lại đặt trên đầu em bé.
Bước 3: Mẹ vỗ vỗ vào lưng bé để bé ngủ. Em bé sẽ từ từ chìm vào giấc ngủ êm ái của mình. Mỗi giấc ngủ của bé sẽ kéo dài khoảng 2 tiếng.
Lưu ý để cổ trẻ hơi ngửa, 1 chân áp vào gần bụng, bởi tư thế này rất tốt cho hệ tiêu hóa và chống đau bụng ở trẻ. Chiếc ổ làm từ khăn tắm này được ví như một vòng tay ngọt ngào, giúp em bé sơ sinh có cảm giác an toàn, ấm áp và dễ dàng ngủ say.
Nhiều mẹ chia sẻ hình ảnh các em bé được mẹ quấn khăn làm ổ đã ngủ rất ngon giấc.
Clip trên đã lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội và được các mẹ hưởng ứng nhiệt tình. Hầu như các mẹ đều bình luận sẽ học theo cách ru bé ngủ như trong clip, cũng có một vài mẹ chia sẻ việc đã áp dụng và thành công.
Nhìn tay để biết bé đã bú no hay còn đói
Khi chăm trẻ sơ sinh, một trong những lo lắng của các mẹ là không biết trẻ bú sữa đã đủ no hay chưa? Có một bí quyết rất đơn giản đó là quan sát tay con. Bạn hãy nhìn vào tay con sau khi bé đã bú xong và đi ngủ, nếu bàn tay bé nắm chặt tức là bé vẫn chưa bú đủ, còn khi bàn tay bé thả lỏng thoải mái thì mẹ yên tâm bé đã bú đủ và no bụng.
Ngoài ra, các mẹ có thể tham khảo một số dấu hiệu khác để nhận biết tình trạng no – đói của trẻ sơ sinh.
Hãy quan sát tay của trẻ khi đang ngủ, nếu tay bé nắm chặt tức là bé chưa được cho bú đủ và ngược lại.
Dấu hiệu bé đã bú no sữa:
– Bé ngủ đủ 8 đến 12 tiếng mỗi ngày, tự động ngừng bú khi thấy đủ và thái độ khi bú hợp tác, không quấy nhiễu.
– Khi cho con bú, mẹ không có cảm giác đau đớn và thấy thoải mái.
– Ngực mẹ thấy mềm và ít căng hơn sau khi cho con bú.
– Núm vú giữ nguyên dáng sau khi cho bé bú, không bị cong, vẹo hay trắng bệch. Tuy nhiên, nếu núm vú bạn phẳng hay thụt vào thì sau khi cho con bú chúng sẽ lộ ra.
– Bé trông tỉnh táo khi thức dậy và sẵn sàng được cho ăn.
– Tã của bé nặng, ẩm ướt trong 48 giờ đầu tiên. Khi bé được hơn 5 ngày tuổi và bạn phải thay 5 hoặc 6 cái tã khác.
– Phân của bé tròn nhỏ cỡ đồng xu, màu vàng và cứ sau 24 giờ bé lại đi ngoài ra hai cục phân như vậy.
– Bạn có thể thấy bé nuốt sữa trong khi đang bú và bé ngậm đầu ti đúng cách, không bị lệch.
– Bé thay đổi âm thanh trong khi bú và đôi lúc tạm dừng lại. Bạn nên bắt đầu cho bé ăn lại khi đã sẵn sàng.
Dấu hiệu bé vẫn còn đói:
– Bé hay quấy sau khi được bú, tay thì nắm chặt lại khi ngủ.
– Bé luôn ngủ và phải cần đánh thức để cho bú và da bị vàng. Một số trẻ sơ sinh không bú mẹ đủ có thể bị vàng da.
– Bé tạo ra tiếng khi đang bú điều đó có nghĩa bé ngậm ti không đúng cách.
– Bé đi ngoài ít hơn 2 lần/ ngày ở 5 ngày đầu tiên và phân không vàng. Sau vài tuần đầu việc bú đã ổn định thì bé đi ngoài một lần, sau vài ngày thì hoàn toàn bình thường. Nhưng với trẻ sơ sinh, không đi ngoài thường xuyên thì nghĩa là bé cần bú mẹ nhiều hơn.
– Sau khi cho bú, ngực của bạn vẫn cảm thấy đầy và cứng, vì bé không bú được lượng sữa tiết ra.
– Núm vú của bạn bị lệch, bị chèn ép hoặc đau. Đây là dấu hiệu cho thấy bé chỉ đang bú núm vú không thay vì bú sữa.
Tuyệt chiêu dỗ con ngủ ngon chỉ với 20 nghìn đồng
Chị Melissa Dykstra, 30 tuổi (sống ở Goad Coast, Queensland, Úc) là một bà mẹ một con. Khi nằm bên con gái 1 tháng tuổi, giữa trời nóng 35 độ, mệt mỏi len lỏi tới từng ngóc ngách cơ thể, đột nhiên chị nghĩ đến chiêu dụ con ngủ bằng găng tay cao su đã được một mẹ bỉm sữa chia sẻ trên mạng.
Olivia rất “nghiện” những cái ôm ấp, vỗ về của mẹ.
Bà mẹ 30 tuổi vội chạy vào bếp và lấy một chiếc găng tay cao su chưa dùng. Cô từng mua nó với giá 1,3 USD (khoảng hơn 20 nghìn đồng). Liếc nhìn nhanh về phía con gái, cô đổ đầy gạo vào chiếc găng tay, sau đó, trở lại với Olivia. “Tôi nằm xuống bên con rồi nhẹ nhàng thay thế bàn tay mình bằng chiếc găng cao su. Con thậm chí còn không cựa mình”, Melissa kể lại.
Điểm lại mẹo chăm con độc lạ nhưng siêu hiệu quả được các mẹ bỉm sữa rần rần chia sẻ trong năm qua – Ảnh 5.
Bé Olivia thậm chí còn không cựa mình khi được một chiếc găng tay cao su đổ đầy gạo “vỗ về”.
Nhờ mẹo nhỏ đơn giản này, Olivia đã ngủ rất ngoan. Melissa thoải mái tắm táp và tận hưởng ly cà phê nóng đầu tiên trong suốt nhiều ngày bận bịu. Melissa thú nhận, khoảng thời gian nghỉ ngơi vô cùng quý giá này đã được cô tận hưởng trọn vẹn tới từng giây.
Sau đó, Melissa đã trở lại phòng con và nằm xuống bên cạnh Olivia: “Con đã nằm như vậy trong khoảng nửa giờ đồng hồ. Con tỏ vẻ hơi bối rối khi thức giấc nhưng không hề buồn bực, khó chịu. Con chỉ muốn được ôm. Và tôi thực sự sẽ thử lại cách này”.
Chiêu dỗ con ngủ bằng găng tay đổ đầy gạo hoặc cát này sau đó đã được rất nhiều mẹ bỉm sữa áp dụng theo và cho biết, nó thực sự hiệu quả.
Con dậy trước cả tiếng đồng hồ, mẹ vẫn có thể ngủ nướng
Một trong nhiều nỗi muộn phiền của các mẹ bỉm sữa là đôi khi muốn ngủ nướng thêm một chút nhưng vì con đã tỉnh giấc nên chẳng thể hiện thực hóa mong mỏi đó. Angela Elias là một bà mẹ trẻ, đồng thời là giám đốc nội dung tại trang báo nổi tiếng Popsugar đã đưa ra mẹo chăm con nhàn tênh để trẻ có thể tự chơi ngoan sau khi thức dậy, từ đó giúp các phụ huynh cũng có thể yên giấc ngủ ngon thêm chốc lát:
“Tôi đang chuẩn bị cho buổi họp buổi sáng, nhấp ly cà phê thứ 2 và che miệng giấu đi cái ngáp dài thì đồng nghiệp của tôi, đồng thời cũng là một bà mẹ nuôi con nhỏ ngồi xuống phía đối diện và hỏi: ‘Một đêm dài à?’. Tôi đáp lại: ‘Vì dậy sớm quá thôi’ trước khi kể lại chi tiết thời khóa biểu ngủ nghỉ của cậu con trai 1 tuổi của mình.
Cô bạn hỏi tôi: ‘Thế cậu bé có gì ở bên cạnh để chơi khi dậy không?’ và nói ngay sau đó rằng mỗi sáng cô đều thức dậy với tiếng lạch cạch khi con lật giở trang sách trong cũi.
Tôi đã luôn rất cẩn thận với việc bỏ mọi thứ ra khỏi cũi của con – không chăn hay thú nhồi bông gì cả – nhưng tôi cũng chưa bao giờ có ý nghĩ là sẽ cho con tiếp xúc với sách. Đêm hôm đó, tôi lấy hết những quyển sách yêu thích của con, những cuốn sách với giấy đủ dày và cứng để con có thể thoải mái lật giở mà không xé rách ra từng mảnh. Tôi để tất cả lên một chiếc ghế nệm và kéo nó lại gần với cũi của con.
Những quyển sách yêu thích được bỏ trên một chiếc ghế nệm tròn đặt cạnh cũi.
Tôi xem lại máy quay được đặt trong phòng ngủ của con và thấy rằng cu cậu đã kéo rất nhiều sách vào cũi và khám phá một cách vô cùng thích thú. Và cứ thế tôi lại trở người và ngủ tiếp cho đến khi chuông báo thức vang lên”.
Angela Elias cho biết thêm, ngoài sách ra cô cũng để cạnh đó một giỏ đựng những món đồ chơi yêu thích của con để con có thể tự chơi khi thức dậy mà mẹ vẫn có thể ngủ nướng.
- Bi kịch của những “người già” bỏ quê ra phố: Dù trẻ hay già cũng nên sống độc lập
- Phú Yên: Nuôi loài cá dài ngoẵng ví như “nhân sâm nước”, bắt bán 1 lứa ông nông dân thu 1 tỷ
- 3 khác biệt ở trẻ có mẹ đi làm và mẹ ở nhà nội trợ, chưa đến 10 năm chênh lệch đã rõ ràng
- Khi đã quá chán thành phố mệt mỏi xô bồ
- Bé trai 3 tuổi liên tục nói có “ông già ngoài ban công”: Bố mẹ phớt lờ không tin, sự thật sau đó khiến cả hai 𝚑ố𝚒 𝚑ậ𝚗