Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
493 lượt xem

Điếc đột ngột sau khi ăn tiết canh, lòng lợn

Khoa Bệnh lây đường tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 gần đây tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân viêm màng não do liên cầu khuẩn lợn. Đa phần bệnh nhân nhập viện với triệu chứng điếc, ù tai.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân từ bỏ ăn tiết canh, gỏi cá

Anh N.V.T (SN 1973) vốn là thợ xây, gần đây anh thấy đau đầu, buồn nôn và giảm thích lực, anh đã đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Bệnh viện 108) thăm khám.

Theo các bác sĩ Khoa Bệnh lây đường tiêu hoá, Bệnh viện 108, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tỉnh táo, tiếp xúc chậm, đau đầu, buồn nôn, nôn nhiều, giảm thính lực đột ngột, điếc hoàn toàn.

Qua khai thác yếu tố dịch tễ được biết, 2 ngày trước khởi phát bệnh, anh này có ăn lòng lợn tiết canh. Sau khi kết hợp thăm khám và xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán anh T bị viêm màng não do Streptococcus suis (virus gây bệnh liên cầu khuẩn lợn) biến chứng điếc 2 tai. Sau 1 thời gian tích cực điều trị, hiện tại bệnh nhân đã ổn định, tuy nhiên thính lực cần thời gian lâu hơn để hồi phục.


Điếc đột ngột sau khi ăn tiết canh -0

Bác sĩ khuyến cáo cáo không nên ăn tiết canh lợn để phòng bệnh viêm cầu khuẩn lợn.

Viêm màng não do liên cầu khuẩn lợn là bệnh rất nguy hiểm với nhiều biến chứng nặng nề, trong đó mất thính lực là một biến chứng thường gặp ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Đại tá, TS.BS Nguyễn Đăng Mạnh, Viện trưởng Viện truyền nhiễm, kiêm Chủ nhiệm Khoa Bệnh lây đường tiêu hóa chia sẻ: “Đối với bệnh viêm màng não do liên cầu khuẩn lợn bên cạnh việc phát hiện, điều trị bệnh thì việc phòng ngừa bệnh cũng vô cùng quan trọng. Streptoccus suis có khả năng lây truyền từ lợn sang người, có thể tìm thấy ở gia súc, chó, mèo, chim…

Bệnh viêm màng não do liên cầu khuẩn lợn thường có các triệu chứng sau: Sốt cao kèm rét run; đau đầu, chóng mặt; buồn nôn và nôn; đau mỏi cơ; các dấu hiệu màng não như co cứng cơ (đặc biệt cứng vùng gáy), rối loạn ý thức (mê sảng, lơ mơ), kích thích, thậm chí hôn mê, run đầu chi; điển hình là mất thính lực; phát ban ngoài da: Chấm xuất huyết, ban xuất huyết; hoại tử ngón tay và ngón chân.


Để phòng chống, BS Mạnh khuyến cáo, nên tiêm phòng cho lợn đúng quy trình. Người tiêu dùng nên chọn mua thịt lợn đã qua kiểm định của cơ quan thú y, rõ nguồn gốc; tránh mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề. Không giết mổ, ăn thịt lớn bị ốm, không rõ nguồn gốc.

Đặc biệt, ăn chín uống sôi, không ăn lợn chết, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn, nem chua trong thời gian có dịch. Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống.

Phải bảo quản các dụng cụ chế biến ở nơi sạch sẽ, rửa sạch tay và các dụng cụ chế biến sau khi tiếp xúc, chế biến thịt lợn. Dùng riêng các dụng cụ chế biến thịt sống và thịt chín.

“Đây là căn bệnh để lại di chứng nặng nề, thậm chí là tử vong, nếu gặp một trong các triệu chứng trên, người dân cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám chữa bệnh kịp thời”, BS nhấn mạnh.

Bài viết cùng chủ đề: