Một số hộ dân bị thu hồi đất trong diện giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4 tại xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội đã phản ánh về sự băn khoăn trong việc đền bù đất.
Theo người dân, công tác xác định nguồn gốc đất và đền bù còn có một số điểm chưa thỏa đáng.
Gia đình chị Lan cho biết, mảnh đất của gia đình vốn trước đây là đất ông cha chị để lại cho con cháu, có nguồn gốc là đất ao sử dụng từ những năm 1960. Tuy nhiên mới đây khi nhận phương án đền bù, mảnh đất này lại được xác định là đất công và không được nhận tiền đền bù.
“Đất của cha ông để lại, do các lãnh đạo của xã khi đo đạc không thông báo cho gia đình, tự ý ghi là đất của ủy ban quản lý”, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, người dân xã Mỹ Hưng, Thanh Oai, Hà Nội, chia sẻ.
Còn trường hợp nhà ông Phúc, trước đó cũng được UBND xã Mỹ Hưng xác nhận nguồn gốc đất là đất công, nhưng sau khi gia đình đưa ra các bằng chứng về nguồn gốc đất ông cha đã được điều chỉnh lại là nguồn gốc đất ao và được đền bù ở mức 135.000 đồng/m2. Tuy nhiên điều đáng nói, có những hộ xung quanh có nguồn gốc đất như nhà ông, sử dụng đất cùng một thời điểm, nhưng không hiểu sao lại được xác nhận là đất ở.
“Đất của nhà tôi là đất ông cha để lại mà đền bù cho tôi không bằng đất nông nghiệp, mà đất của người ta là đất mua bán bằng đất nông nghiệp lại đền cho người ta giá 21,6 triệu đồng/m2 theo đất ở, không công bằng”, ông Nguyễn Bá Phúc, người dân xã Mỹ Hưng, Thanh Oai, Hà Nội, cho biết.
Công tác xác định nguồn gốc đất và đền bù đất ở dự án Vành đai 4 còn có một số điểm chưa thỏa đáng.
Không chỉ phát hiện ra những điểm chưa thỏa đáng, chưa công bằng trong việc đền bù, người dân còn phát hiện có 4 hộ gia đình có ruộng nằm trong diện tích bị thu hồi làm đường Vành đai 4, nhưng không hiểu sao lại không có tên trong danh sách bị thu hồi đất. Sau đó, các hộ này lại được đổi ruộng về một khu đất xen kẹt nằm trong khu dân cư và đã được đo đạc đóng mốc giới.
Trao đổi với phóng viên VTV, đại diện UBND xã Mỹ Hưng cho biết sau khi thu thập ý kiến cộng động dân cư, đúng là có một số diện tích đất nằm trong phần giải phóng mặt bằng, người dân sử dụng ổn định từ những năm 1960, nhưng không hiểu sao trong bản đồ đo đạc năm 1995 – 1997 lại ghi là đất do UBND xã quản lý.
“Có thể trong thời điểm đo đạc bản đồ, người dân không biết nên không đến để tiến hành kê khai. Chúng tôi cũng đã có ý kiến với hồi đồng, nên xem xét làm sao có chế độ cho các hộ gia đình đỡ thiệt thòi”, ông Lê Duy Trường, Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Hưng, Thanh Oai, Hà Nội, cho hay.
Người dân khẳng định họ rất ủng hộ dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô, nhưng việc xác định nguồn gốc đất, đền bù cần phải đảm bảo công bằng giữa các hộ dân và mong muốn các cơ quan làm rõ vì sao cùng là đất ao có hộ lại được đền bù đất ở, vì sao nằm thu hồi đất nhưng các hộ lại được đổi ruộng ra vị trí khác.
Liên quan tới vụ việc này, lãnh đạo UBND Huyện Thanh Oai cho biết đã phối hợp với công an huyện thanh tra, điều tra xác minh làm rõ phản ánh của người dân và sẽ thông tin tới chương trình.
- “Tôi thà sống ở quê, thích thì lái ôtô lên chơi Hà Nội”
- 9 lý do vì sao đàn ông say mê phụ nữ đã có chồng
- Trẻ nhỏ có “4 hành vi” này, tương lai sẽ không hiếu thuận: Cha mẹ biết sớm để điều chỉnh ngay!
- Hà Nội được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi nổi sông Hồng
- Sự thật phía sau sở thích được vợ hôn “chỗ ấy” của đàn ông. Đọc đi để biết chiều chàng