‘Người đẻ chứ đất không đẻ’ chỉ là lý luận của cò đất, vì nếu chia bình quân đầu người để ở thì 500 năm nữa cũng không hết được.
Vấn đề cơ bản nhất của câu chuyện mua đất đầu cơ đó là nếu tình trạng này không giảm bớt thì 10 năm sau, chính con cháu chúng ta sẽ phải cố gắng gấp đôi cha mẹ chúng bây giờ để mua đúng miếng đất đó. Đất là loại tài sản có ảnh hưởng rất lớn đến xã hội, nên cần phải được quản lý chặt.
Cứ hình dung một miếng đất có giá hiện tại là một tỷ đồng, nhưng 10 năm sau tăng lên thành năm tỷ đồng. Trong khi đó, lương của bạn sau chừng ấy năm có thể tăng từ 10 triệu lên thành 50 triệu đồng không? Nếu không thể làm được, đồng nghĩa với việc bạn không mua được nhà và sẽ bắt buộc phải ở thuê.
Suy nghĩ “người đẻ chứ đất không đẻ” chỉ là lý luận của giới “cò” đất mà thôi. Làm một phép tính đơn giản thế này: diện tích của Việt Nam là 330.000 km2. Nếu chỉ tính diện tích đất ở chiếm 5% diện tích toàn quốc, tức 16.500 km2. Dân số của nước ta khoảng 100 triệu dân, với tiêu chuẩn 25 m2 một người, đồng nghĩa với tổng số 2.500 km2 sàn ở. Như vậy, chúng ta vẫn còn dư tới 14.000 km2 sàn ở.
Với tốc độ tăng dân số một triệu người mỗi năm (tương đương 25 km2 đất ở), chúng ta sẽ phải mất đến hơn 500 năm mới phủ hết được số diện tích đó cho nhu cầu ở tối thiểu của người dân. Đó là chưa tính hiện nay chung cư, cao ốc mọc lên như nấm, chứ không chỉ là nhà riêng như tôi ví dụ phía trên. Bên cạnh đó, chính sách dân số trong nước cũng ngày càng hiệu quả, tư tưởng đẻ đông con cũng không còn quá nặng nề nữa, nên chuyện thiếu đất ở là rất xa vời.
Chẳng qua là nhà đất ở Việt Nam đang vượt qua giá trị thật quá nhiều, nên người có tiền ai cũng muốn mua tích trữ để chờ tăng giá bán kiếm lời, tạo ra cung cầu ảo thôi, gây cảm giác khan hiếm đất ở, người có nhu cầu mua nhà ở lại không đủ tiền để mua. Đó là bất cập của thị trưởng bất động sản trong nước hiện nay.
Vô tình, hạnh phúc của người này lại là nỗi khổ của nhiều người khác.
Để bất động sản phát huy được hết giá trị của chúng, cần có chính sách để đưa đất vào sản xuất, vừa không mất giá trị đồng tiền, vừa tạo ra giá trị cho xã hội. Chỉ những kẻ đầu cơ “lướt sóng”, lợi dụng “sốt đất” để trục lợi, mới làm tăng hệ lụy và nguy hiểm cho xã hội (bong bóng bất động sản, đẩy giá nhà lên quá cao, thiếu vốn cho sản xuất…).
- Clip Trần Đặng Hải Anh bị đánh
- 3 phẩm chất tốt đẹp giúp con trở thành người "tài đức vẹn toàn"
- Nuôi con “đặc sản” ngủ ngày ăn đêm, nông dân xây nhà lầu nhờ thu tiền quanh năm
- "5 Tuyệt chiêu" giúp bố mẹ dạy con chọn bạn mà chơi khôn ngoan nhất
- Hòa giải bất thành, chủ xe Ford ở Đồng Nai nói sẽ chuyển hồ sơ lên tòa án