‘Đào, Phở và Piano’ có cảnh nóng, sao chỉ cấm khán giả dưới 13 tuổi?

Một số nhà báo, khán giả lo ngại sau khi xem ‘Đào, Phở và Piano’ vì phim có cảnh bán khỏa thân, cảnh nóng nhưng chỉ hạn chế người xem dưới 13 tuổi.

‘Đào, Phở và Piano’ chưa có dấu hiệu hạ nhiệt

W-c7f82cc931f39cadc5e2-3.jpg
Khán giả kiên nhẫn xếp hàng mua vé phim ‘Đào, Phở và Piano’ trực tiếp tại quầy chiều 22/2.

Sức nóng của phim lịch sử Đào, Phở và Piano vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi các rạp đang chiếu liên tục, phải tăng suất mà vẫn không đáp ứng hết yêu cầu của khán giả. Cơn sốt Đào, Phở và Piano lan đến cả rạp chiếu TP.HCM khi rất nhiều người xếp hàng mua vé dù nội dung phim xoay quanh những người dân Hà Nội bảo vệ Thủ đô trong thời kỳ Toàn quốc kháng chiến cuối năm 1946, đầu năm 1947.

Từ nước ngoài, đạo diễn Phi Tiến Sơn trả lời truyền thông bày tỏ lòng cảm kích đối với sự quan tâm mà khán giả dành cho Đào, Phở và Piano. Bởi ông không ngờ một bộ phim đề tài lịch sử lại thu hút công chúng đến vậy.

Khán giả xếp hàng dài để vào xem ‘Đào, Phở và Piano’ chiều 22/2 tại TTCPQG

“Tôi hiểu đằng sau sự quan tâm của khán giả tới bộ phim là nhu cầu trải nghiệm lịch sử, là cảm xúc thiêng liêng với quá khứ hào hùng của dân tộc, lòng yêu nước. Điều đó cho thấy, những người làm điện ảnh như chúng tôi còn nợ khán giả nhiều lắm về mảng đề tài này. Hy vọng sắp tới các đồng nghiệp của tôi sẽ trả dần món nợ ấy. Xin cảm ơn khán giả, cảm ơn những đồng nghiệp, cảm ơn những người đã giúp tôi thực hiện bộ phim này”.

Dù còn nhiều điểm bất hợp lý nhưng nhìn chung Đào, Phở và Piano là bộ phim lịch sử được làm vừa vặn và mang đến nhiều cảm xúc cho người xem. Phim đặc biệt ghi điểm với những người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội bởi Đào, Phở và Piano giúp họ nhìn lại nét hào hoa, vẻ đẹp của người Hà Nội dù trong chiến tranh bom đạn.

W-5c3cb850a56a0834517b-1.jpg
Khán giả xếp hàng dài chờ đến giờ vào rạp xem ‘Đào, Phở và Piano’ chiều 22/2 tại Trung tâm chiếu phim Quốc gia.  

Đến nay, không ít người vẫn chưa thể lý giải được vì sao bộ phim lại có thể thành hiện tượng công phá rạp chiếu với sức nóng khủng khiếp như vậy. Có lẽ từ thời phim mì ăn liền đầu thập niên 1990, sau 30 năm người ta mới chứng kiến cảnh các bạn trẻ xếp hàng dài dằng dặc tranh nhau mua vé và đứng kín sảnh rạp chờ tới suất chiếu của mình. Điều đáng nói là sức hút lại đến từ một bộ phim đề tài lịch sử, khu biệt hơn là về lịch sử Hà Nội gần 80 năm trước do Nhà nước đặt hàng sản xuất từ ngân sách.

Phim dán nhãn 13+ là quá nhẹ?

Tuy nhiên, điều khiến nhiều người băn khoăn sau khi xem phim là Đào, Phở và Piano dù có cảnh bán khỏa thân của nữ chính (từ phía sau) và vài cảnh nóng của hai nhân vật Dân (Doãn Quốc Đam) và Hương (Cao Thị Thùy Linh) trong đêm tân hôn nhưng chỉ dán nhãn 13+ (hạn chế khán giả dưới 13 tuổi). Khán giả lo ngại những cảnh này chưa phù hợp với người xem nhỏ tuổi.

W-2128354a2870852edc61-1.jpg
Khán giả hào hứng chụp poster phim tại rạp để check-in.  

Liệu Hội đồng thẩm định, phân loại phim có quá ‘thoáng’ khi chỉ hạn chế khán giả dưới 13 tuổi tiếp cận phim Đào, Phở và Piano?

Theo Thông tư quy định tiêu chí phân loại phim và thực hiện hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo được Bộ VHTTDL ban hành và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/5/2023, phần Phụ lục về tiêu chí phân loại phim T13 (13+) ở nội dung ‘Khỏa thân, TD’ như sau:

– Có thể có các hình ảnh khỏa thân nửa người từ phía sau, được miêu tả ở mức độ nhẹ, không chi tiết, không có thời lượng kéo dài, không diễn ra thường xuyên và không liên quan đến hoạt động TD.

– Đối với phim có nội dung, chủ đề đặc biệt như lịch sử, hoặc tài liệu về chiến tranh, diệt chủng, trong các phim khoa giáo, phim liên quan đến y tế, chăm sóc sức khỏe, cách sống của thổ dân, dân tộc thiểu số hoặc phong tục tập quán của quốc gia, vùng lãnh thổ giới thiệu trong phim: có thể có hình ảnh khỏa thân trực diện hoặc toàn bộ cơ thể người nhưng được miêu tả ở mức độ nhẹ, không diễn ra thường xuyên và không có thời lượng kéo dài.

– Không có hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ miêu tả hoạt động TD.

423472406 414605381020628 4542793100271890202 n.jpg
Cảnh nóng trong phim. 

Trong khi đó, tiêu chí phân loại phim T16 (16+) ở nội dung ‘Khỏa thân, TD’ như sau:

– Hình ảnh khỏa thân được miêu tả ở mức độ trung bình, không diễn ra thường xuyên, không có thời lượng kéo dài, không cận cảnh, không đặc tả bộ phận sinh d**, không liên quan đến hoạt động TD và phải phù hợp với nội dung phim.

– Có thể sử dụng bối cảnh vui, tình huống hài hước, hoặc ngôn ngữ ám chỉ để miêu tả chi tiết cảnh khỏa thân nhưng không diễn ra thường xuyên, không có thời lượng kéo dài và phải phù hợp với nội dung phim.

– Hình ảnh khỏa thân toàn bộ cơ thể người liên quan đến TD hoặc hoạt động TD có tính giáo dục được miêu tả ở mức độ nhẹ, không diễn ra thường xuyên và không có thời lượng kéo dài.

Như vậy, nếu căn cứ vào tiêu chí phân loại phim đã được quy định rõ ràng như trên thì việc dán nhãn 13+ cho phim là đúng. Tuy nhiên với Đào, Phở và Piano thì việc dán nhãn 16+ sẽ phù hợp hơn, bởi nhiều cảnh phim khá nhạy cảm với khán giả lứa tuổi 13-15.

anhanh

About author

anhanh