Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
105 lượt xem

Đà Nẵng: Theo đuổi nghề trồng hoa 30 năm, bà nông dân lãi hàng trăm triệu, kinh tế ổn định

Bà Thuỷ đã gắn bó với nghề trồng hoa gần 30 năm, nhiều nông dân trong vùng mến mộ bà vì sự cần cù, sáng tạo, năng động. Mô hình trồng hoa của gia đình bà Thủy cho lãi 300 triệu/năm.

Dù vườn cách nhà hơn 20km, nhưng đều đặn hàng ngày bà Trần Thị Thu Thuỷ (59 tuổi, trú phường Hoà Cường Bắc, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng) vẫn đến vườn hoa để chăm sóc cây cối. Chỉ tay về hướng vườn hoa rộng 10.000m2, bà Thuỷ nói: “Tôi đi buôn hoa được 10 năm thì bắt đầu tập tành ngɦề làm vườn, trồng các loại hoa. Đến năm 1997 thì tôi thuê đất tại xã Điện Phước để tập trung sản xuất quy mô lớn, phát triển kinh tế”.

Những năm đầu, bà Thuỷ làm đến đâu học đến đó, chủ yếu trồng hoa cúc đất. Sau này nắm bắt thị hiếu của thị trường, bà mày mò trồng thêm nhiều loài hoa mới như: hoa ly, cúc lưới, hướng dương, hoàng anh, lay ơn, cúc indo….

Vì thời gian đầu chưa có tay nghề, ít kinh nghiệm nên bà gặp rất nhiều khó khăn trong việc trồng hoa. Những lúc đó, bà cần mẫn tìm hiểu thêm kinh nghiệm từ những nhà vườn khác, học hỏi kiến thức và kỹ thuật chăm sóc hoa qua sách báo. Sau một thời gian, bà đã nắm được quá trình sinh trưởng, phát triển của các loài hoa, đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Bà Thuỷ cho hay, cứ mỗi lần trồng một giống mới hay một loài hoa mới, thì bà lại phải dày công nghiên cứu, tìm tòi cách trồng và chăm sóc, chấp nhận thất bại ở những lần đầu để có được kết quả tốt nhất ở những đợt sau.

Vườn của bà luôn tươi sắc xanh quanh năm. Vào mùa nắng bà trồng hoa hướng dương và cây hoàng anh theo kiểu gối vụ để đáp ứng nhu cầu cao trong các dịp lễ. Những tháng cận Tết thì bắt đầu ươm và nhân hoa cúc giống để trồng phục vụ dịp Tết Nguyên đán.

Bà Thuỷ chia sẻ: “Hoa hướng dương dễ trồng nhưng lại khó bán, phải có đầu ra lớn thì mới bán được. Tôi chỉ trồng hoa hướng dương vào mùa nắng, vì lúc này cây sinh trưởng tốt nhất, ít bị sâu bệnh và nấm hại. Bên cạnh đó, tôi chọn giống cho hoa nở to, tươi lâu nên được khách hàng rất ưa chuộng”.

Để nâng cao hiệu quả sản xuất, bà Thuỷ đầu tư nhà kính (lợp mái ni lông), sử dụng điện thắp sáng nhằm kích thích quá trình sinh trưởng của hoa cúc, đồng thời điều chỉnh được thời gian nở hoa theo ý muốn. Tɦeo dõi sát sao quá trình sinh trưởng của cây hoa, bón phân định kỳ để bổ sung dinh dưỡng cho cây, dùng lưới đen che chắn cho cây con chống nắng, hạn chế lượng nước mưa.

Theo bà Thuỷ, ánɦ sáng rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng hoa. Thời kỳ cây con thì cần ít ánh sáng, thời kỳ cây chuẩn bị phân cành cần tăng thời gian chiếu sáng để cây phát triển mạnh, thân cao, lá to, hoa nở đều, đẹp và đúng thời điểm mong muốn.Nếu cung cấp không đủ ánh sáng thì cây sẽ bị thấp, ra búp sớm, giảm chất lượng hoa. Đặc biệt đối với hoa cúc trồng trong chậu (cúc đại đoá và cúc pha lê) thì cần ngắt búp phụ và để lại búp chính. Ngắt búp phải kịp thời nhằm tránh cổ hoa bị cong, hoa sẽ bị nhỏ do dinh dưỡng không đủ để nuôi hoa chính.

Bà Thuỷ tâm sự: “Để thành công với nghề trồng hoa thì đầu tiên mình phải yêu hoa và đam mê nó. Bởi làm vườn rất vất vả, có nhiều yếu tố gây thất bại khiến ta dễ nản lòng. Tiếp theo là phải chịu khó tìm tòi, học hỏi và ứng dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất. Cuối cùng là phải tìm được thị trường ổn định, tiêu thụ mạnh. Tạo chất lượng hoa tốt, làm ăn giữ uy tín để thương lái tự tìm đến tận vườn đặt hàng”.

Nhằm giữ thế chủ động trong sản xuất, bà Thuỷ chịu khó tìm tòi và thử nghiệm ươm trồng giống hoa cúc bán dịp Tết. Vườn ươm của bà chủ yếu nhân hoa cúc giống bằng cách nhân bản vô tính là cắt cành hoa cúc thành từng đoạn ngắn, giâm trong cát ẩm từ 5-7 ngày cho cúc bén rễ.

Từ đam mê trồng hoa, đã giúp cho bà Thuỷ có kinh tế ổn định, với mức lãi từ 300-500 triệu đồng mỗi năm, nhờ đó bà đã giúp đỡ được nɦiều hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Bài viết cùng chủ đề: