Anh chưa bao giờ tưởng tượng được rằng một người vợ “an phận thủ thường” lại cương quyết như vậy khi ly hôn anh.
01
Một người đàn ông mới ly hôn đã kể với tôi về người vợ cũ của mình. Anh nói, “Lúc bước ra khỏi tòa, tôi đã khóc, vậy mà cô ấy lại cười. Cô ấy bảo tôi cô ấy đã đợi ngày này 10 năm rồi. 10 năm chờ con trai ăn học thành người cũng là 10 năm cô ấy phải hy sinh rất nhiều”.
Vợ đã nhiều lần đề cập với anh rằng ngay khi con trai thi đại học xong, cô ấy sẽ ly hôn. Anh cứ ngỡ đó chỉ là lời nói nhất thời của vợ nhưng không ngờ mọi thứ vợ nói đều là sự thật. Kể từ thời điểm đó, kế hoạch ly hôn của vợ đã được thực hiện. Nghĩ về sự độc lập và dịu dàng của vợ mình trong những năm qua, anh chợt phát hiện thứ anh cứ ngỡ là sự hòa hợp hóa ra chỉ là biểu hiện vợ anh ta không còn muốn quan tâm đến anh nữa.
Anh từng rất ghét việc vợ cứ bắt mình làm việc nhà, tới sau này mới biết chẳng biết từ lúc nào, vợ chẳng còn đòi hỏi ở anh điều đó nữa. Khi ấy anh còn cảm thấy vui vì nghĩ đàn bà con gái là thế đấy, không được chiều, chiều là bỏ bê việc nhà việc cửa ngay.
Giờ nghĩ lại, có lẽ từ lúc đó, vợ anh đã bắt đầu buông bỏ rồi. Cô không cần anh nữa nên tự mình làm tất cả.
Vợ đã không còn mở miệng đòi tiền từ anh từ nhiều năm nay. Trước đây khi con còn nhỏ, chưa đi làm được thì tháng nào cũng như tháng nào, cô luôn yêu cầu anh đưa tiền. Anh nhớ rằng vào thời điểm đó, anh luôn thấy cực kỳ phiền mỗi lần vợ vòi tiền vì tiền chỉ kiếm được có nhiêu đó mà phải nộp hết về nhà.
Mỗi lần vợ hỏi đến tiền, anh đều nói: “Em không tiêu ít đi được một tí à? Phòng khách thì lắp điều hòa làm gì? Cửa hỏng thì cứ khép tạm vào cũng được. Ngày nào cũng dắt con đi mua quần áo đồ đạc có ích lợi gì không, em không thương anh à? Đàn ông kiếm tiền khổ lắm em có biết không?”.
Anh nhớ rằng lúc đầu vợ anh sẽ đưa ra lý lẽ phản đối nhưng rồi dần dà, cô im lặng nghe và không nói gì thêm.
02
Sau này con lên tiểu học, vợ anh cũng bắt đầu đi làm. Kể từ đó, cô không còn mở miệng xin dù 1 đồng từ anh. Cả hai độc lập kinh tế từ thời điểm đó. Vợ muốn mua gì thì tự mua, anh muốn mua gì cũng tự mua. Anh không biết vợ kiếm được bao nhiêu tiền một tháng, vợ cũng không quan tâm anh kiếm được bao nhiêu tiền một tháng.
Anh nhớ có một khoảng thời gian, vợ anh bỗng tiêu nhiều tiền hơn hẳn. Cô mua rất nhiều quần áo đẹp, mỹ phẩm xịn. Anh lúc đó đã trách vợ: “Em không thể tiêu tiết kiệm một tí à? Con cái còn phải đi học nữa đấy!”.
Kết quả, lần đầu tiên trong đời, vợ anh cãi lại anh: “Tiền em kiếm được thì em tự tiêu, em có tiêu của anh đồng nào đâu, anh lấy quyền gì mà quản em. Chờ con lớn rồi, anh chi bao nhiêu thì em chi bấy nhiêu, chỉ có hơn anh, không bao giờ kém anh. Vậy được chưa?”.
Anh bị choáng tại chỗ. Tuy nhiên, anh ta cũng không quá để tâm, không quản thì không quản, chỉ cần không đòi tiền nữa là được. Đến bây giờ anh mới nhận ra có lẽ từ lúc ấy, vợ đã không cần anh về mặt tài chính nữa rồi.
Mà không, từ những năm tháng đó, sự độc lập của vợ anh không chỉ là về mặt kinh tế, mà còn ở mặt tinh thần nữa. Cô bắt đầu không cãi nhau với anh nữa. Anh nói gì cô đều nghe. Nếu không muốn nghe, cô sẽ trốn sang phòng khác. Lúc đó, anh còn cảm thấy vợ mình cuối cùng cũng hiểu công dung ngôn hạnh là gì mà không biết rằng trên thực tế, cô cảm thấy việc cãi nhau với anh là không cần thiết.
Con thi đại học xong lập tức ly hôn: Cứ tưởng là lời nói lúc nhất thời, không ngờ là sự chuẩn bị suốt 10 năm trời – Ảnh 2.
Anh nghĩ về những năm vừa qua, quả đúng là mỗi khi anh muốn làm gì, vợ anh cũng kệ. Có lần anh không về nhà cả đêm, vợ cũng không buồn gọi điện. Khi đó anh cười mấy anh bạn bị vợ giục về, tự cảm thấy họ thiếu bản lĩnh, sợ vợ… Giờ nghĩ lại, ít ra vợ chồng người ta còn quan tâm đến nhau, còn vợ anh thì dường như đã hết yêu, hết quan tâm anh từ lâu lắm rồi. Vậy mà anh còn thấy tự hào và nghĩ vợ mình cuối cùng cũng biết cách im lặng.
Ngay cả chuyện con cái hình như vợ cũng không tranh cãi với anh nữa. Vì cô đã chăm lo mọi thứ cho con còn anh thì thích chí với việc chẳng phải lo gì. Anh khi đó còn tự mãn vì tất cả tiền học hành, luyện thi của con đều do vợ làm. Anh nghĩ: “Em cứ chi đi, thay anh nuôi con đi, không cần anh bỏ tiền ra anh càng mừng”.
03
Trong vòng 10 năm, vợ anh tự kiếm tiền, tự nuôi con nhỏ, tự mình quán xuyến mọi thứ trong nhà. Ngay cả khi nhà vợ có chuyện gì, vợ anh cũng không mở miệng nhờ vả anh một câu. Anh đã từng dương dương tự đắc vì chuyện này, đã từng nghĩ làm vợ thì nên thế. Thậm chí anh còn cảm thấy chỉ cần vợ nhờ mình chút việc thôi là mình đã thấy phiền rồi. Anh không muốn để ý bất kì việc gì liên quan đến vợ, chỉ cần vợ vẫn làm việc nhà, vẫn chăm lo cơm nước và không xin đồng tiền nào thì vợ làm gì anh đều không quan tâm.
Có một lần vợ bị bệnh, vợ gọi điện cho anh đầu tiên. Anh còn nhớ như in lời mình đã nói lúc đó: “Nhà đẻ em không ai lo cho em à, mà em cũng có tiền thì tìm anh làm gì?”.
Vợ anh cúp máy không nói gì nữa. Sau này khi vợ khỏe lại, anh cũng thấy hơi áy náy, cứ nghĩ vợ sẽ khóc nhưng cuối cùng vợ anh lại xem như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Anh càng đâm ra xem nhẹ, mình chẳng quan tâm, cô ấy cũng có sao đâu.
Con thi đại học xong lập tức ly hôn: Cứ tưởng là lời nói lúc nhất thời, không ngờ là sự chuẩn bị suốt 10 năm trời – Ảnh 3.
Anh chưa bao giờ tưởng tượng được rằng một người vợ “an phận thủ thường” lại cương quyết như vậy khi ly hôn anh.
Đó có phải là sự kiên quyết cô ấy đã gom góp được trong suốt quá trình hôn nhân đằng đẵng không? Giống như có lần vợ đã nói với anh: “Anh không còn là chồng của em từ lâu rồi, anh chỉ là bố của con em thôi”. Vì thế, cô chịu đựng 10 năm, chuẩn bị 10 năm, chờ con vừa đỗ đại học, chờ con lớn là lập tức ra đi.
Thử nghĩ xem, anh thực sự chẳng có gì đáng để vợ phải nhớ nhung luyến tiếc nữa. Bởi vì, trong cuộc hôn nhân này, chính anh cũng không tìm ra mình đã cho được vợ thứ gì. Chỉ có đứa con là điều duy nhất cả hai từng cùng hợp tác mang đến.
Bước ra khỏi tòa, anh đã khóc. Bởi vì, anh không dám nghĩ đến tương lai sau này bản thân phải tự nấu nướng, tự thu xếp việc nhà, tự đối mặt với mọi thứ. Anh cả đời này cũng không còn được thưởng thức những bát canh ấm nóng vợ mình từng nấu nữa.
Còn vợ anh mỉm cười, vì hôn nhân đối với cô, chẳng mang lại điều gì tốt đẹp. Ly hôn đối với cô đơn giản là không cần phải tiếp tục chăm lo cho một gã đàn ông xấu tính, không biết quan tâm mình.
04
Đàn ông đừng đợi đến khi con cái trưởng thành rồi mới biết trân trọng vợ.
Khi con còn nhỏ, bạn cảm thấy rằng người phụ nữ này sẽ không rời bỏ bạn. Chỉ cần bạn không mắc lỗi quá lớn, người phụ nữ này sẽ nhẫn nhịn bạn và bao dung cho bạn vì con. Thậm chí, bạn còn ngây thơ nghĩ rằng vợ là phải dạy. Tốt với cô ấy quá, cô ấy sẽ sinh hư. Lạnh nhạt với cô ấy một chút, cô ấy mới vào nề nếp.
Bạn ỷ vào thời gian cô ấy sinh con yếu đuối nên tha hồ bắt nạt cô ấy, coi thường cô ấy, khinh thị cô ấy, không chăm lo cho cô ấy. Bạn ỷ vào tình thương cô ấy dành cho con, không muốn con phải lớn lên trong một gia đình không trọn vẹn nên tha hồ phớt lờ cô ấy, xa cách cô ấy, thậm chí coi cô ấy như bảo mẫu miễn phí.
Bạn nghĩ cô ấy sẽ mãi yếu đuối và dễ bắt nạt như vậy.
Nhưng bạn nhầm rồi, chẳng qua lúc ấy cô ấy không còn sự lựa chọn nào khác. Khi cô ấy đã tích đủ sức rồi, khi cô ấy đủ mạnh mẽ rồi, khi con cái lớn rồi, cô ấy sẽ rời bỏ bạn không một chút do dự.
Bởi, một người đàn ông không yêu mình thì không có gì phải luyến tiếc, trừ khi đó là vì con của mình.
Cả đời này, có anh, thật mệt mỏi. Cả đời này, không anh, hạnh phúc biết bao!