Cha mẹ nào cũng có muốn con lớn lên tốt bụng, ngoan ngoãn và thông minh. Nhưng nếu như con xuất hiện các dấu hiệu này, thay vì lấy làm tự hào hãy uốn nắn con ngay lập tức kẻo “hỏng người”.
1. Trẻ có dấu hiệu hay nịnh bợ và tâng bốc người khác
Nhiều người cho rằng, một đứa trẻ “khéo miệng” và biết cách nịnh nọt hay lấy lòng người khác là biểu hiện của sự thông minh, đáng yêu. Nhưng nếu hành vi này diễn ra trong một thời gian dài sẽ khiến cho bé trở nên cảm thấy tự mãn “mồm miệng đỡ chân tay” từ đó sinh ra lười biếng và trở nên ích kỷ. Lớn lên những người chỉ biết nói không biết làm thường sẽ khó được trọng dụng, khó tạo dụng những mối quan hệ bền chặt.
Đặc điểm nhận biết:
– Trẻ luôn làm hài lòng người khác: Những đứa trẻ làm hài lòng bố mẹ ngay cả khi đó không phải là điều trẻ thích và có xu hướng lấy lòng những người khác. Bố mẹ có thể cảm thấy con rất ngoan nhưng trên thực tế điều trẻ làm chỉ giả vờ để nhận lại được sự yêu thương, khen ngợi của người khác khiến một lúc nào đó trẻ có thể đi ngược lại với những giá trị của bản thân mà không hề hay biết.
– Luôn nói lời nịnh nọt, ngọt ngào để đạt mục đích riêng: Trẻ thích lấy lời nói để nịnh nọt mọi người. Nhưng thực chất đằng sau những từ ngọt ngào đó là ý định đòi hỏi một việc gì đó mà trẻ cần như cho đi chơi, mua đồ chơi… Sự giao tiếp đó chỉ là việc mà trẻ muốn làm xuất phát từ ý định riêng cá nhân chứ không xuất phát từ việc trẻ ngoan ngoãn.
– Thể hiện sự thông minh nhưng thật ra là lười biếng: Khi đối mặt với việc gì đó, vì lười biếng, quen có bố mẹ lo cho mình nên chúng sử dụng những mánh khóe cá nhân, sự khôn lỏi để lách việc hay hoàn thành nhiệm vụ.
2. Dấu hiệu ích kỷ, không thích chia sẻ cho người khác
Có không ít những đứa trẻ luôn giữ khư khư đồ của mình và không thích chia sẻ với người khác. Trong khi đó, các bậc cha mẹ luôn giữ suy nghĩ trẻ con thì biết gì, vô tình biến trẻ thành một kẻ ích kỷ. Bất kỳ một bậc cha mẹ nào cũng muốn con có một cuộc sống hạnh phúc và đầy đủ nhất nhưng đôi khi điều này lại trở nên thái quá khiến trẻ thấy mình như “trung tâm của vũ trụ” thích gì được nấy. Dần dần trẻ sẽ trở nên ích kỷ, không thích chia sẻ với người khác, lớn lên khó hòa nhập với mọi người.
Trên thực tế, những đứa trẻ dưới 2 tuổi thường sẽ không thích người khác đụng vào đồ chơi là chuyện bình thường bởi đó là bản năng từ khi sinh ra. Vì vậy, cha mẹ cần quan tâm đến biểu hiện này khi trẻ lên 2 vì lúc này trẻ đã học được cách sẻ chia.
3. Trẻ không thích lắng nghe người khác mà chỉ làm theo ý mình
Đến một giai đoạn nhất định, trẻ bắt đầu có những nguy nghĩ của riêng mình. Và đôi khi bé không muốn làm theo lời bố mẹ, thích tranh cãi và đưa ra ý kiến riêng của bản thân. Đây là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu nó lặp lại liên tục và trẻ có xu hướng không nghe lời khuyên, lời góp ý của người khác lại là việc vô cùng nguy hiểm. Có không ít cha mẹ lầm tưởng đó là biết giữ chính kiến, là thông minh nhưng trên thực tế nó chỉ là thông minh giả.
Trẻ không học được cách lắng nghe ý kiến của người khác ngay từ khi con nhỏ sẽ rất khó thành công lúc trưởng thành. Không giống ở nhà, ngoài xã hội không có chỗ cho người không biết cách lắng nghe, học hỏi, tiếp thu.
- Thủ tướng chỉ đạo ‘nóng’, tuyến đường sắt tốc độ cao dài 167km nối Việt Nam-Trung Quốc sắp đón tin vui?
- Mua nhà chung cư ở tầng này dễ hối hận nhất: Ở không ưng, bán cũng ít ai hỏi, muốn tiết kiệm đến mấy cũng nên cân nhắc kỹ
- Xuất hiện thông tin bé 2 tuổi bị nhiễm HIV do ăn sữa mẹ đi xin, chuyên gia nói gì
- Nếu con nhút nhát quá mức, hãy áp dụng 5 cách này: Con thay đổi ngoạn mục, cha mẹ nở mày nở mặt
- Xây nhà quá nhiều tầng, tôi ở không được, bán không xong