Một đứa trẻ có EQ thấp sẽ gặp rất nhiều bất lợi trong tương lai, cha mẹ cần chú ý.
Nếu muốn con cái có được chỗ đứng trong xã hội sau này, trẻ không chỉ cần những kỹ năng cơ bản vững chắc mà còn phải có trí tuệ cảm xúc cao. Thành công của một người cần 80% EQ và 20% IQ.
EQ bao gồm nhiều khía cạnh, bản thân một người không chỉ kiểm soát được cảm xúc của mình mà còn cần phải hiểu cho cảm xúc của người khác. Những người có EQ cao dù làm gì hay nói gì cũng đều thể hiện trí tuệ đáng ngưỡng mộ. Khi tiếp xúc với những người như vậy, bạn sẽ có cảm giác thoải mái, không bị áp bức hay tự ti.
Khi một người có EQ cao, dù IQ thấp vẫn có một tương lai vô cùng tươi sáng. Vì vậy, trong quá trình nuôi dạy con cái, cha mẹ phải giải phóng tiềm năng bên trong trẻ, khơi dậy và phát triển EQ.
Những biểu hiện cho thấy trẻ có trí tuệ cảm xúc thấp
– Bất lịch sự, cư xử thô lỗ
Có không ít những đứa trẻ từ nhỏ đã cư xử thô lỗ, thiếu tôn trọng cha mẹ và người lớn tuổi. Ngay cả cha mẹ và người thân trong gia đình mà trẻ vẫn đối xử như vậy, chứng tỏ chúng là người không biết ơn.
Cách cư xử này trẻ không chỉ thể hiện ở nhà mà còn vô tư bộc lộ ở ngoài. Chẳng có ai thích tiếp xúc với một đứa trẻ có tính cách như thế này cả.
– Đến nhà người khác tự ý lục tung đồ
Cha mẹ luôn khuyến khích con mình nên tự tin, thích nghi nhanh với môi trường mới. Tuy nhiên, cha mẹ nên chú ý tới cách dạy dỗ này. Khi đưa con cái tới nhà người khác làm khách, việc tự ý phá phách, lục tung đồ đạc là điều cấm kỵ. Đây không phải là nhà riêng mà trẻ có thể tuỳ ý làm điều mình thích.
Nếu không có sự cho phép của người khác, việc tự ý này có thể khiến trẻ bị nhận xét là “không được cha mẹ giáo dục”
– Trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác
Khi có vấn đề rắc rối xảy ra, trẻ cố gắng bào chữa cho bản thân và đổ lỗi cho người khác. Những đứa trẻ như vậy không có tính trách nhiệm, tương lai sẽ không thể làm nên chuyện lớn.
Thói quen than phiền và luôn sống trong cảm xúc tiêu cực là điều vô cùng bất lợi cho sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.
Nếu phát hiện những hành vi này ở trẻ, cha mẹ nên sửa ngay. Ngược lại, nếu không được cha mẹ kịp thời sửa chữa, tương lai trẻ sẽ trở thành người sống vô ơn, không biết cách cư xử, vô kỷ luật và sẽ phải trả giá đắt cho hành động của mình.
Làm thế nào để phát triển EQ cho trẻ?
Trong cuộc sống, cha mẹ nên động viên con cái để chúng học cách tự lập và có khả năng sống một mình. Bởi trong quá trình không ngừng học hỏi và tự lập, trẻ sẽ hình thành thêm nhiều thói quen tốt, chẳng hạn như tính kiên trì, bản lĩnh hơn.
Việc dạy cho trẻ biết lễ phép, biết cách cư xử lịch sự với người lớn tuổi là phép tắc cơ bản nhất. Chỉ có những người lịch sự mới được mọi người yêu mến và tôn trọng. Lịch sự không chỉ là nói “tôi xin lỗi” hoặc “cảm ơn” mà còn phải luôn biết ơn với những gì mình có được.
Cha mẹ nên tạo điều kiện cho con cái tiếp xúc nhiều hơn với xã hội, những kinh nghiệm thực tế là bài học quý giá trẻ cần. Môi trường bên ngoài sẽ khơi dậy những tiềm năng vô hạn của trẻ. Trên thực tế, khi trẻ có nhiều kinh nghiệm và trưởng thành mỗi ngày, EQ của trẻ cũng sẽ dần hoàn thiện tốt hơn.
- Bất động sản được rao bán hơn 4 tỷ đồng chẳng ai đếm xỉa, phát hiện “món quà” nhỏ làm nhiều người có ý “quay xe”
- Thái Nguyên: Rảnh rỗi nuôi con chỉ ăn bèo, tưởng nuôi cho vui ai dè ông công an về hưu kiếm hàng trăm triệu đồng
- Nắm lá rau quen thuộc giúp bệnh tiểu đường, đau mỏi bay biến mất: Nhà nào cũng có!
- Tây Ninh: Tỷ phú nông dân trồng sầu riêng, tre Đài Loan bán măng đếm không xuể
- 4 nguyên tắc "vàng" trong bữa ăn để con lớn nhanh, tăng cân vù vù