Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
301 lượt xem

Cô gái “vỡ mộng” sau khi bỏ phố về quê làm chủ, cả năm chỉ nghỉ 5 ngày

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên cô gái đã chấp nhận về quê tiếp quản công việc kinh doanh của gia đình.

Bỏ về quê vì khởi nghiệp thất bại

Thời điểm Tiểu Trần (26 tuổi) vừa tốt nghiệp Đại học đã chịu sự “tấn công” mạnh mẽ của dịch Covid-19. Bấy giờ, cô nàng vừa cùng một số người bạn thành lập studio quảng cáo ở thành phố Hàng Châu, Trung Quốc.

Quảng cáo cũng là chuyên ngành mà Tiểu Trần theo đuổi khi còn là sinh viên, đồng thời cô cũng rất thích công việc của mình. Tuy nhiên, dịch bệnh kéo dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của họ.

Cô gái vỡ mộng sau khi bỏ phố về quê làm chủ, cả năm chỉ nghỉ 5 ngày - Ảnh 1.

Tiều Trần

Cô gái vỡ mộng sau khi bỏ phố về quê làm chủ, cả năm chỉ nghỉ 5 ngày - Ảnh 2.

Trước khi bỏ phố về quê, cô nàng từng mở một studio quảng cáo

Bấy giờ, trong gia đình Tiểu Trần có hai người họ hàng lớn tuổi đang kinh doanh gạo, mì, ngũ cốc và dầu ăn. Họ muốn tìm người tiếp quản cửa hàng ở quê hương là quận nhỏ của thành phố Lệ Thuỷ (tỉnh Chiết Giang). Sau đó, Tiểu Trần đã chấm dứt công việc khởi nghiệp và trở về quê quản lý cửa hàng của gia đình.

Bấy giờ, cửa hàng rất nhỏ, gồm một không gian mặt tiền chưa đầy 45m2 và nhà kho nhỏ rộng hơn 30m2 đằng sau. Công việc buôn bán này được xem là truyền thống ở địa phương và mang lại thu nhập ổn định. Chỉ tính riêng năm ngoái, Tiểu Trần và bạn trai đã thu được khoản lãi từ 500.000 NDT – 600.000 NDT (~1,7 – 2 tỷ đồng)/năm.

Hàng ngày những khách hàng mà Tiểu Trần tiếp xúc đều trên 30 tuổi. Ngoài thời gian buôn bán, cô nàng phải trò chuyện nhiều với khách hàng là người cao tuổi, nghe những câu chuyện lặt vặt diễn ra trong địa phương.

Nhiều người cho rằng Tiểu Trần về tiếp quản công việc gia đình thì rất nhàn rỗi, nhưng cô nhận định chúng còn mệt mỏi hơn đi làm văn phòng.

Tiểu Trần chia sẻ: “Tôi chưa bao giờ làm công việc tay chân nhiều như vậy. Mỗi ngày tôi phải vận chuyển vài tấn hàng hoá cho đối tác làm ăn của mình.

Sáng nào, tôi và bạn trai cũng dậy từ 6h, sau đó làm quần quật đến 7-8h tối mới xong việc. Vì không có nhiều thời gian nên chúng tôi không có thời gian nấu nướng, thường mua đồ ăn ngoài.

Tôi thường ăn cháo và dưa chua vào buổi tối, vì giờ ăn đúng vào lúc cửa hàng bận rộn nhất. Sau đó 10h đêm, tôi đi ngủ. Về cơ bản, tôi không giao tiếp với xã hội và làm việc quanh năm. Năm ngoái, tôi chỉ có ít hơn 5 ngày nghỉ ngơi cho bản thân. Chọn con đường kinh doanh này đồng nghĩa tôi phải từ bỏ hoàn toàn sự tự do của mình”.

Tiều Trần thường ăn cháo và dưa chua vào buổi tối, vì giờ ăn thường trùng vào thời điểm bận rộn nhất ở cửa hàng.

Tiểu Trần cho hay, hiện công việc buôn bán của cô được đánh giá giống như lao động chân tay. Nhưng thực tế, chúng đòi hỏi bạn dùng trí não khá nhiều.

“Khi còn làm quảng cáo, tôi từng bị khách hàng yêu cầu quá đáng. Tuy nhiên, điểm may mắn là bấy giờ, trình độ văn hoá của tôi và họ tương đương, do đó hai bên có thể giao tiếp được.

Thế nhưng giờ đây, khách hàng của tôi hầu hết là chủ khách sạn ở địa phương, người trung niên và ông bà già – những người khác với thế hệ chúng ta, do đó có nhiều vấn đề đã nảy sinh”.

Trước đó, cửa hàng được tiếp quản bởi hai họ hàng đã lớn tuổi. Công việc kinh doanh khá đơn giản và bị động. Họ chỉ mở cửa hàng và chờ đợi có khách hàng đến mua.

Thế nhưng Tiểu Trần không đồng tình với cách kinh doanh này. Để kiếm được nhiều tiền hơn, cô đã đến các nhà hàng và khách sạn ở địa phương nhằm thuyết phục họ mua sản phẩm của mình.

Tiểu Trần cho hay, khách hàng ở vùng nông thôn rất hạn chế và đều có địa điểm mua hàng cố định. Do đó, rất khó để bạn phát triển được tệp khách hàng. Hơn nữa, hiện nay trên MXH có nhiều nền tảng mua sắm trực tuyến, nên cửa hàng của cô càng phải phấn đấu hơn để chiếm thế thượng phong.

Hiện tại, công việc kinh doanh của Tiểu Trần đã đi vào ổn định. Thời điểm chưa đổi chủ, cửa hàng cũ đối diện với nguy cơ bị phá bỏ. Nhưng thông qua sự điều hành của Tiểu Trần và bạn trai, bằng cách thay đổi địa điểm bán, cải tạo lại không gian cửa hàng và tìm kiếm khách hàng có hiệu quả, lợi nhuận kiếm được ngày một gia tăng.

Cô gái vỡ mộng sau khi bỏ phố về quê làm chủ, cả năm chỉ nghỉ 5 ngày - Ảnh 4.

Có những ngày nắng nóng hơn 40 độ C, Tiểu Trần và bạn trai vẫn phải ra ngoài giao hàng cho khách

“Thực tế, tôi không muốn khuyên các bạn trẻ nên nghỉ việc hoặc vội vã về quê hương lập nghiệp, vì nó tiềm ẩn rủi ro lớn. Đôi khi, tôi nhớ lại những ngày còn làm quảng cáo. Tuy nhiên, tôi không còn lưu luyến với thành phố lớn, dù bản thân rất thích chất lượng sống và sự tiện lợi của Hàng Châu.

Tôi cũng cho rằng, người trẻ tuổi không nên suốt ngày ngồi lì trong văn phòng. Nhiều người có thể cho rằng suy nghĩ này của tôi nông nổi. Bởi tôi may mắn được họ hàng ủng hộ và kiếm được công việc gần nhà hiện tại.

Ý tưởng hiện tại của chúng tôi là nỗ lực làm việc trong 5 năm, tiết kiệm tiền và hướng đến độc lập tài chính. Sau đó, chúng tôi có thể ngừng làm việc hoặc chuyển ngành, thậm chí đi nơi khác để tìm cơ hội mới.

Suy cho cùng, tôi chắc chắn không muốn cả đời ở lại quận này. Tôi cũng không muốn cả đời làm việc trong ngành thực phẩm và dầu ăn như những người lớn tuổi trong nhà. Vì tôi thấy họ không tìm thấy niềm vui”, Tiểu Trần bày tỏ.

Bài viết cùng chủ đề: