Đang có công việc ổn định tại một công ty truyền thông ở TPHCM, Võ Thị Nhung, 27 tuổi, quyết định về quê khởi nghiệp với mô hình nông nghiệp sạch.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông ở xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà, Kon Tum, Võ Thị Nhung vào TPHCM học chuyên ngành Marketing rồi tìm được một công việc với thu nhập ổn định ở thành phố từ năm 2018.
Thế nhưng, cô gái phố núi vẫn đau đáu ý tưởng khởi nghiệp với mô hình trang trại nông nghiệp hữu cơ. Tháng 3/2022 vừa qua, Nhung quyết chí bỏ phố về quê thực hiện ước mơ của mình, dù gia đình, bạn bè can ngăn.
Bằng kiến thức, kỹ năng tích lũy được trong quá trình làm việc tại thành phố lớn, Nhi đã xây dựng trang trại nông nghiệp hữu cơ trên mảnh đất hơn 2ha của gia đình.
Từ một khu đất hoang hóa, Nhi đã gầy dựng mô hình VAC (vườn, ao, chuồng).
Theo đó, Nhi chia diện tích đất để trồng các cây ăn quả như sầu riêng, chuối, cam, quýt, bơ, ổi xen canh với cà phê. Cô gái trẻ cũng nuôi thêm heo đồng bào, gà rẫy, vịt, ngan, ngỗng.
Trang trại hiện có 1.500 gốc cà phê xen canh cùng 200 cây sầu riêng, 400 cây cam, 400 bụi chuối và các hàng chục loại cây ăn quả khác như bơ, chôm chôm, đu đủ. Đàn heo đồng bào, gà, vịt hàng trăm con.
“Mình mong muốn trang trại sẽ tạo ra một vòng tròn khép kín trong quá trình chăn nuôi và trồng trọt. Như vậy sẽ tiết kiệm chi phí đầu tư và cây trồng luôn có nguồn phân hữu cơ, đảm bảo chất lượng và an toàn”, Nhi bộc bạch.
Theo Nhi, trái cây sau khi thu hoạch sẽ được chọn lựa đem bán ở các tỉnh thành như Kon Tum, Đà Nẵng, TPHCM, Cần Thơ và Hà Nội. Những trái cây không đạt, Nhi sử dụng chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm.
Trung bình, giá bán các loại trái cây trong mô hình của Nhi dao động từ 20.000 – 25.000 đồng/kg. Sản phẩm heo đồng bào từ 200.000 – 250.000 đồng/kg, có lúc đạt mức 350.000 đồng/kg. Trang trại đã giúp cho Nhi thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Hiện tại Nhi còn đang cùng người thân xây dựng thêm cơ sở nuôi chim yến.
Định hướng tương lai, Nhi quyết theo con đường làm kinh tế với nông nghiệp sạch. Không chỉ làm trong gia đình mình, Nhi còn mong muốn mở rộng mô hình liên kết với bà con trong vùng, cùng tạo ra những sản phẩm nông sản có giá trị, mang lại thu nhập ngày càng khấm khá hơn.
- Mai vàng gốc nhớt là mai gì mà ông nông dân Sài Gòn đút túi tiền tỷ chỉ một vụ Tết Nguyên đán?
- Hình ảnh dự án 1.200 tỉ đồng tại Long Biên sẵn sàng thông xe trong năm 2024
- Đừng than khổ "vì lo cho con ăn học mà bố mẹ đi làm vất vả": Phụ huynh phải sống thế này mới giúp con nên người thành tài
- Đổi iPhone 14 vì "tiết kiệm cũng chẳng mua được nhà"
- Nhất cận thị (chợ), nhị cận giang (sông): “Tôi có tiền tôi cũng vào trung tâm để mua nhà chứ chẳng ai đi xa”