Chuyện bỏ phố về quê: Cật lực kiếm tiền để rời đô thị về làm ruộng, bán chè nhưng đôi khi vẫn thấy hoang mang
0
|
09:50 07/03/2024
Thay vì dậy sớm và cuồng quay làm việc mà số tiền kiếm được còn không chắc đủ tiêu ở thành phố lớn, nhiều người cho rằng họ thà về quê, tuy vắng vẻ, không quá đủ đầy nhưng dễ sống. Kiểu sống này đang trở thành sự lựa chọn của một số người.
Có 1 thực tế, trong số những người bỏ phố về quê, tuy có hoàn cảnh, suy nghĩ, quan điểm sống khác nhau nhưng lý do họ quyết định trở về quê lại gần giống nhau.
Hầu hết tất cả đều đã làm việc chăm chỉ ở các công ty lớn, thậm chí có người đã khởi nghiệp kinh doanh riêng và đạt được thành công lớn ở nơi làm việc, nhưng họ cũng đã hy sinh không ít sự hạnh phúc và sức khỏe của mình. Quyết định về quê không hề đột ngột, khoảnh khắc họ thu dọn hành lý đối với người ngoài có vẻ điên rồ nhưng từ sâu bên trong, tất cả đã chuẩn bị sẵn sàng.
Ở độ tuổi 30 trở đi, việc rời bỏ thành phố lớn để trở về quê hương nghe có vẻ mộng mơ, đem tới một cuộc sống mới nhẹ nhàng hơn, nhưng đó có thật sự là “thiên đường” hay không? Chúng ta cần tiết kiệm bao nhiêu mới có thể thực sự “sẵn sàng” cho quyết định này?
Dưới đây là câu chuyện của những người trong cuộc!
1. Qianqian (Tứ Xuyên, Trung Quốc): 32 tuổi
Sau khi tốt nghiệp đại học năm 2013, tôi làm việc ở Bắc Kinh được hai năm rồi cùng vợ chuyển đến Thành Đô.
Trong thời gian ở Bắc Kinh đó, tôi căng thẳng đến mức bị rụng tóc và bị hói một thời gian. Sau khi về Thành Đô sinh con, tôi làm truyền thông thêm 2 năm, áp lực cũng rất lớn, tóc lại rụng nhiều nên tôi quyết định nghỉ việc và mở cửa hàng hoa ở một khu phố gần đó.
Năm 2019, tôi hợp tác với một người bạn mở nhà hàng đồ ăn châu Âu, đầu bếp nói hy vọng có được nguồn nguyên liệu đảm bảo nên chúng tôi về quê ký một mảnh đất để làm trang trại. Tới một ngày, nhà hàng buộc phải đóng cửa nhưng trang trại vẫn duy trì được. Gia đình chúng tôi chỉ cần thuê nhà của một người cùng làng và chuyển đến cạnh trang trại sinh sống là được. Bây giờ gia đình ba người và bố mẹ chồng tôi sống ở nông thôn, chồng tôi là lập trình viên, hàng ngày anh ấy lái xe đến Thành Đô làm việc, tôi và bố mẹ chồng lo công việc kinh doanh trang trại.
Nếu bạn suy nghĩ kỹ thì việc về quê, hay đúng hơn là trở về quê là điều hiển nhiên với hoàn cảnh của gia đình tôi. Một mặt, chúng tôi tận dụng được trang trại này để sinh sống và tạo ra thu nhập. Mặt khác, tôi lớn lên ở nông thôn, trước khi vào đại học, tôi theo ông nội về làm ruộng ở nông thôn, tôi không còn lạ lẫm với cuộc sống nông thôn và cảm thấy mình được trở về nơi mình vốn thuộc về.
Những người duy nhất cảm nhận được sự thay đổi có thể là các con tôi. Chúng được sinh ra ở thành phố, trước khi về quê, các con tôi học trường mẫu giáo quốc tế. Do vậy, khi chuyển về quê, để các con có thể thích nghi với môi trường mới tốt hơn, 2 vợ chồng đều cố gắng đưa chúng đi tham quan thư viện, viện bảo tàng và các khu vui chơi trong thành phố mỗi dịp cuối tuần. May mắn, hiện tại, điều kiện giáo dục ở nông thôn đã vượt xa sự mong đợi của 2 vợ chồng, có xe đưa đón học sinh cũng giống hệt xe buýt ở thành phố.
Hiện tại, chúng đã quen với cuộc sống ở đây và đã là học sinh tiểu học. Sau khi bọn trẻ đi học, chúng tôi sẽ cùng nhau trồng hoa, trồng cây.