Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
1723 lượt xem

Chút Chít chữa hắc lào: vừa là rau, vừa là dược liệu quý

Chút chít là một loại rau mọc hoang nhiều ở khắp vùng đồng bằng và miền núi nước ta. Lá non của cây này làm rau ăn có vị đắng nhẹ. Bên cạnh đó, đây cũng là một vị thuốc thường được dùng trong dân gian. Chút chít dùng đắp ngoài da trị hắc lào, ghẻ ngứa. Chút chít uống thì lại có tác dụng như một loại thuốc nhuận trường, trị táo bón. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu công dụng, cách dùng và những điều cần biết về Chút chít trong bài viết sau.

Chút chít là một loại cỏ nhỏ, cao chừng 0,4 – 1,2m. Thân cứng, ít phân nhánh. Trên thân có rãnh dọc.

Lá mọc so le, phiến lá rộng tới 5cm, dài 15 – 20cm, mép lá nguyên, lượn sóng.

Hoa mọc sít nhau. Quả bế, ba cạnh, dưới có đài tồn tại.

Cách dùng chút chít chữa bệnh:

Chữa hắc lào và các loại lở ngứa: Bột rễ chút chít 100g, rượu 500–600ml. Ngâm 10 ngày rồi lấy ra bôi vào các vết hắc lào đã được vệ sinh sạch sẽ. Có thể dùng bôi ghẻ, trứng cá. Cành lá chút chít sắc nước ngâm rửa hoặc lấy rễ chút chít mài với giấm/cồn để bôi ngoài da.

Chữa bí đại tiện: Rễ tươi chút chít 8–12g nhai sống hay sắc nước uống. Người bệnh nên kiên trì sử dụng để thấy hiệu quả.

Thuốc tẩy xổ: Chút chít thái mỏng 8g, cam thảo 4g, thêm 400ml nước. Đem sắc còn 150ml rồi chia làm nhiều lần uống trong ngày.

Chữa táo bón: Thái mỏng rễ cây chút chít và nấu cùng cam thảo cho đến khi hơi đặc lại để uống 2 lần/ngày trong 3 ngày. Bạn cũng có thể đun sôi nước rồi cho rễ cây chút chít thái mỏng vào, nấu đến khi nước sôi thì tắt bếp, lấy nước uống 2 lần/ngày.

Làm thuốc nhuận tràng, thuốc xổ, tây: Trộn bột cây chút chít với cam thảo, bột hồi, diêm sinh vo thành viên nhỏ và uống 1 – 2 viên/ngày để nhuận tràng, 3 – 8 viên/ngày để làm thuốc tẩy.

Chữa mẩn ngứa: Rửa sạch lá cây chút chít, sau đó thái mỏng trộn với giấm rồi lấy chà xát lên chỗ da bị mẩn ngứa, rửa sạch, thực hiện 2 lần/ngày. Hoặc vắt lấy nước cốt của rễ cây chút chít rồi trộn với bột khinh phấn tạo thành hỗn hợp sệt để bôi vào chỗ ngứa khoảng 3 – 5 lần sẽ giúp giảm ngứa.

Chữa mụn nhọt: Rửa sạch rễ cây chút chít, sau đó thái mỏng trộn với giấm rồi lấy đắp lên chỗ bị mụn nhọt. Đợi 1 – 2 giờ sau thì rửa sạch nhẹ nhàng. Thực hiện 2 lần/ngày trong 3 ngày liên tiếp.

Chấm dứt đầu nổi vẩy trắng: Dùng rễ cây chút chít với nước mật của con dê xức vào.

Trị đại tiện ra máu: Dùng rễ cây chút chít sắc còn nguyên vỏ, gừng giã mỗi thứ nửa chén rồi sao đỏ, tẩm giấm bỏ bã sắc uống.

Viêm da thần kinh: Rễ chút chít 8 chỉ, Khô phàn 6g. Tất cả tán bột trộn chung với dấm xức vào nơi đau ngứa, ngày 1-2 lần.

Trị ung nhọt sưng đau: Rễ chút chít mài với dấm, bôi bên ngoài.

Trị viêm amidan cấp tính: Rễ chút chít tươi 30g sắc uống.

Trị xuất huyết nội, tím do dị ứng: Toàn cây chút chít tươi 30g, sắc uống, Rễ chút chít nghiền bột, lần uống 9g, ngày uống 2 lần.

Chữa bí đại tiện: Dùng 8-12g củ tươi nhai sống hoặc sắc nước uống.

Trị đại tiện ra máu: Dùng rễ cây chút chít sắc còn nguyên vỏ, gừng giã mỗi thứ nửa chén rồi sao đỏ, tẩm giấm bỏ bã sắc uống.

Chữa ghẻ hoặc trứng cá: Dùng rễ bột chút chít 90g, ngâm với rượu 600, chừng 500ml trong 10 ngày, lọc lấy nước xứ vào nơi hắc lào, có thể dùng để bôi ghẻ hoặc trứng cá.

Lưu ý:

Không được dùng cây chút chít cho những người tư hàn và tiêu chảy.

Trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc và bác sĩ.

Bài viết cùng chủ đề: