Đau đầu gối là một bệnh lý khá phổ biến. Nếu biết cách dùng cây dây đau xương cùng với việc điều chỉnh cách ăn uống và lối sống, chúng ta có thể phòng bệnh đau khớp hoặc giảm đau nhức mà không phải tốn kém nhiều. 

Giới thiệu cây Dây Đau Xương chữa đau đầu gối

– Cây Dây Đau Xương còn có tên gọi khác là cây Khoan Cân Đằng, Tục Cốt Đằng

– Mô tả: Cây Đau Xương là một cây thuốc nam dạng dây leo, dài 7-8cm có cành dài rũ xuống, lúc đầu có lông, sau thì nhẵn lớp vỏ không sần sùi. Lá cũng có lông nhất là ở mặt dưới làm cho mặt dưới có màu trắng nhạt. Phần lá hình tim, phía cuống tròn và hõm lại, phía đỉnh hẹp lại thành mũi nhọn. Lá dài 10-20cm, rộng 8-10cm có 5 gân nhỏ, tỏa hình chân vịt. Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc đơn độc, hoặc mấy lá chùm tụ lại. Chùm dài khoảng 10cm, có lông măng màu trắng nhạt. Quả khi chín có màu đỏ, có dịch nhày, hình bán cầu.

– Phân bố: Mọc hoang khắp nơi ở miền núi cũng như đồng bằng ở Việt Nam. Đây là một vị thuốc được lưu truyền nhiều trong nhân dân ở miền núi các tỉnh phía bắc. Ở Tây Bắc, cây đã được trồng rộng rãi trong nhân dân để chữa những triệu chứng của bệnh tê thấp, đau xương, nhức mỏi toàn thân, còn dùng làm thuốc bổ. Cây mọc khỏe, trồng bằng thân cây và có thể thu hái quanh năm.

Thành phần hóa học và tính vị của cây Dây Đau Xương

– Dây Đau Xương có chứa nhiều Ancaloit. Chất này có tác dụng dược lý đặc thù. Đặc biệt là đối với hệ thần kinh để chống viêm và giảm đau do thoái hóa.

– Tính vị: Dây Đau Xương có vị đắng, tính mát.

Công dụng

– Khu phong trừ thấp, thư cân hoạt lạc.

– Dùng chữa những triệu chứng của bệnh tê thấp, đau xương khớp, còn được dùng làm thuốc bổ

– Chữa tê bại, chấn thương tụ máu, sốt rét kinh niên. Lá tươi cũng dùng đắp lên các chỗ nhức trong gân cốt và trị rắn cắn.

Vị thuốc chữa đau đầu gối từ cây Dây Đau Xương

Bài thuốc 1: Đau đầu gối do ngã tổn thương hoặc đi chạy nhiều

Dùng lá Dây đau xương giã nát chế rượu (hoặc giấm hay nước tiểu trẻ em) vào. Vắt lấy nước cốt uống, bã thì chưng nóng bóp và đắp vào chỗ đau.

Bài thuốc 2: Chữa đau đầu gối do thận hư yếu

Dây đau xương 12g, cẩu tích 20g, củ mài 20g, tỳ giải 16g, đỗ trọng 16g, bổ cốt toái 16g, thỏ ty tử 12g, rễ cỏ xước 12g, củ mài 12g. Sắc hoặc ngâm rượu uống.

Bài thuốc 3: Đau đầu gối do phong thấp, thoái hóa

Dùng Dây Đau Xương, Bưởi Bung, Đơn Gối Hạc, Cỏ Xước, Gấc (rễ), mỗi vị 20-30g sắc uống.

Ngoài việc dùng cây Dây Đau Xương, bạn nên có chế độ dinh dưỡng và tập các bài tập đơn giản để chữa đau đầu gối hiệu quả.