Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
97 lượt xem

"Chồng lười biếng, vợ xa hoa, con không dạy": Gia đình khó mà giàu sang, hạnh phúc!

Mỗi người đều hy vọng gia đình mình có thể hưng vượng phát đạt, nhiều gia đình giàu có được như ngày hôm nay cũng đã phải trải qua sự phấn đấu của biết bao nhiêu thế hệ, cuối cùng mới thoát khỏi cảnh nghèo khó, bần cùng.

Cổ nhân có câu: “Dựng nhà mất thời gian nghìn ngày, nhưng hủy nhà chỉ cần một thời khắc”, một ngôi nhà nếu xuất hiện 3 tín hiệu sau đây, thì có thể sắp bại vong. Đạo lý “Vật cực tất phản” có lẽ mọi người đều hiểu, rất nhiều sự việc một khi đạt đến đỉnh cao, vậy thì chính lúc đó cũng có thể là điềm báo trước cho sự bắt đầu xuống dốc.

Tín hiệu thứ nhất: Người đàn ông trong nhà lười biếng, không làm ăn chăm chỉ

Từ trước đến nay, trách nhiệm và nghĩa vụ trên vai người đàn ông là rất lớn, luôn nhiều hơn người phụ nữ. Đặc biệt là trong xã hội phong kiến, người đàn ông chính là trụ cột trong gia đình, là lực lượng lao động chính của xã hội. Bởi vậy, nếu một người đàn ông trốn tránh khỏi trách nhiệm của một người chủ nhà, hoặc không thể gánh vác công việc đó, thì gia đình rất dễ rơi vào cảnh bại vong.

Trong lịch sử có rất nhiều ví dụ như vậy, nhiều vị Đế vương khi còn trẻ đã rất siêng năng chính sự, tạo nên cảnh quốc gia phồn vinh và hưng vượng. Nhưng khi họ già đi, con người lại bắt đầu tham thú hưởng lạc, không màng suy nghĩ đến sự tiến bộ.

Lý Long Cơ (tên riêng của hoàng đế thứ bảy nhà Đường là Huyền Tông), người từng tạo nên thời đại “Khai Nguyên thịnh thế”, đây chính là một ví dụ tiêu biểu và điển hình. Ông từng chứng kiến cảnh Võ Tắc Thiên xưng đế, cũng đã từng trải qua chế độ độc tài của Ngụy Hoàng hậu, lập chí muốn khôi phục Thiên hạ Lý, Đường.

Sau đó, ông đã phát động cuộc chính biến Đường Long nổi tiếng trong lịch sử. Tuy nhiên sau này vì sự đắc ý và tự mãn, càng đáng chê cười hơn nữa là ông ta còn chiếm đoạt con dâu mình là Dương Ngọc Hoàn, cuối cùng đã gióng lên hồi chuông diệt vong của nhà Đường.

Vua của một nước còn thế này, huống hồ là kẻ phàm phu tục tử?

Người đàn ông sau khi kết hôn cần gánh vác rất nhiều trọng trách, nếu lười ăn, lười làm, sinh ra thói hưởng lạc, thì hoàn cảnh kinh tế gia đình sẽ gặp khó khăn, dễ dẫn đến cảnh vợ bỏ nhà ra đi vì bất bình, cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến gia đình rơi vào cảnh lầm than.

Tín hiệu thứ 2: Phụ nữ xa hoa, thèm muốn sự hư vinh, phù phiếm

“Đàn ông ưa thích sự phóng khoáng, đàn bà ưa thích vẻ đẹp”. Đây không chỉ là điều thường tình, mà còn là bản tính của con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều những phụ nữ thích trang điểm, ăn mặc lộng lẫy, thậm chí là lố lăng. Như vậy cũng là điều dễ hiểu.

Nhưng một khi phụ nữ “đắp” lên mình những cái nhãn mác “hàng hiệu nổi tiếng”, thì cái đẹp thực sự sẽ mất đi, thay vào đó là nỗ lực của sự khoe khoang phù phiếm. Thực ra, bản chất thích làm đẹp của người phụ nữ không hề sai, nhưng nếu chạy theo hình thức bề ngoài, quá chú trọng vào sự phù phiếm, thì không khác gì tai họa.

Nhưng một khi phụ nữ “đắp” lên mình những cái nhãn mác “hàng hiệu nổi tiếng”, thì cái đẹp thực sự sẽ mất đi, thay vào đó là nỗ lực của sự khoe khoang phù phiếm. (Ảnh: Sound Of Hope)
Có những người phụ nữ cảm thấy ghen tị khi thấy người khác mặc đồ hiệu nổi tiếng, mỹ phẩm hàng hiệu,… họ sau đó cũng bắt đầu mua sắm một cách mù quáng bất chấp hoàn cảnh gia đình, cuối cùng dẫn đến cảnh gia đình tan vỡ, nợ nần chồng chất. Như mọi người đều biết, vẻ đẹp thực sự của một người phụ nữ không phải là cái mác bên ngoài, mà là cái đẹp xuất phát từ nội tâm bên trong.

Theo quan điểm của người xưa, người chồng là người tạo ra của cải cho gia đình, trong khi phụ nữ có trách nhiệm là hậu phương vững chắc, giúp chồng dạy con. Bởi vậy, người xưa mới có câu: “Một người vợ tồi hủy hoại 3 đời”, ngược lại, nếu lấy phải một người phụ nữ thích sự phù phiếm xa hoa, chỉ coi trọng hình thức bên ngoài mà không bồi dưỡng phẩm hạnh bên trong, thì rất dễ khiến gia đình rơi vào cảnh tan nát, nghèo nàn.

Tín hiệu thứ 3: Con cái không ngoan ngoãn, học hành không tiến bộ

Con cái là niềm hy vọng của gia đình, một gia đình nghèo khó có thể xoay chuyển được hay không còn phụ thuộc vào việc con cái có tự lực vươn lên hay không. Ngược lại, nếu một đứa trẻ xuất thân từ gia đình quyền quý chỉ biết ăn, uống và ham vui thì cuối cùng gia đình giàu có nhất cũng sẽ suy tàn.

Bởi vậy, các cụ ngày xưa thường nói với người đời sau rằng: Sự giàu có của một gia đình không phải là tài sản mà là con cái.

Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe đến vị khai quốc công thần cuối cùng dựng nước sau bao nhiêu năm vất vả, nhưng sau này lại sinh ra một nghịch tử dốt nát và kém cỏi, dù có nắm trong tay cả thiên hạ nhưng sớm muộn cũng bại vong trong tay những người như vậy.

Bởi vậy mới nói, trong gia đình có một đứa con hư, hoặc cha mẹ không biết cách giáo dục con cái, thì gia đình ắt sẽ rơi vào cảnh bại vong.

Một người muốn làm nên thành tựu nào đó, thì cần hiểu được những đạo lý “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín”, “trung thành, hiếu thảo, tha thứ, dũng cảm, nhường nhịn”. Khi giáo dục con cái, nếu cha mẹ có thể áp dụng những tư tưởng như vậy, thì con cái nhất định sẽ được hưởng một nền giáo dục lành mạnh nhất.

Nếu muốn giáo dục tốt con cái, nếu trong gia đình xuất hiện những người bất nhân, bất nghĩa, bất hiếu.

Vậy thì chính là gia đình có địa vị cao đến đâu, giàu đến mấy, mà không có nề nếp gia phong,… thì cuối cùng chỉ là cái giỏ tre rỗng.

Theo cách lý giải của người xưa, gia đình nào muốn giàu sang phú quý lâu dài, vậy thì nhất định phải rời xa 3 tín hiệu kia. Nếu có một trong 3 thì cũng dễ rơi vào cảnh bại vong, gia đình suy sụp.

Vậy thì, nhất định phải nhận biết được những tín hiệu dẫn đến gia đình sa sút và bại vong, như vậy mới có thể cố gắng tránh khỏi vấn đề trong cuộc sống.

Bài viết cùng chủ đề: