Trẻ 6 tháng có thể ăn dặm được. Nếu sớm hơn thì chỉ có thể thỉnh thoảng mới cho bé thức ăn ngoài sữa.
Một số gia đình có truyền thống cho con, cháu ăn dặm sớm nhưng liệu dạ dày của một em bé 9 ngày tuổi có thể hấp thu được cháo bột hay không? Thứ còn thô hơn cả cháo nhuyễn này được xem là món không thể thiếu trong phong tục địa phương.
Mới đây, một phụ nữ lấy chồng ở Mai Châu, Quảng Đông đã đăng video mẹ chồng cho cháu trai 9 ngày tuổi của mình ăn cháo bột, và hỏi rằng liệu điều này có hợp lý hay không?
Trong video, người bà bưng một chiếc bát sứ lớn, trong đó có nửa bát bột ngũ cốc. Ngũ cốc này trông đặc hơn, và độ đặc này còn đặc hơn cả bát ngũ cốc mà người ta thường cho bé 6 tháng tuổi ăn.
Bả nội khăn giấy quấn cổ và đầu đứa bé, lòng bàn tay bưng một chiếc bát sứ đựng đầy cháo, tay phải cầm một chiếc thìa sứ nhét từng muỗng cho cháu bé ăn. Cái miệng nhỏ nhắn của bé ngậm bột một cách thụ động. Một lúc sau bé tự dùng lưỡi đẩy cháo đặc ra ngoài thì bà nội lại khéo léo dùng muỗng múc đầy thứ mà bé nhổ ra, sau đó tiếp tục nhét cho cháu nội ăn.
Có thể thấy bà nội rất kiên nhẫn, bà đắc thắng nói với con dâu: “Mẹ nuôi 3 đứa con của mẹ đều theo cách này và đây là phong tục địa phương.”
Người mẹ đang ở cữ nhà chồng hết sức phản đối nhưng không làm lại mẹ chồng. Thế nên cô quyết định đưa đoạn clip lên mạng để hỏi xem liệu có phải phong tục ở Quảng Đông là như vậy không? Sau khi xem xong video này, nhiều cư dân mạng đã lên tiếng: Không thể cho con ăn cháo bột sớm như vậy. Bà nội quá thiếu hiểu biết. Cứ cho đó là phong tục địa phương, nhưng phong tục chắc gì đã đúng và phù hợp mà áp dụng lên chính cháu nội của mình.
Quả thực, nhiều bà, nhiều mẹ có nhiều suy nghĩ lạc hậu trong việc nuôi dạy con, rất có hại cho trẻ. Đặc biệt trong việc cho ăn cũng có nhiều điều không ổn. Chẳng hạn như cho trẻ ăn bổ sung từ rất sớm, có bà lại cho rằng trước đây trẻ con nhà mình đã được cho ăn như vậy mà chẳng bị làm sao.
Trước đây có một đứa trẻ ở Tứ Xuyên, 20 ngày bắt đầu cho ăn dặm, lúc 5 tháng người toàn sỏi, 20 ngày không đi ngoài được. Cho dù cách nuôi dạy con ngày xưa có tốt cách mấy thì với nhận thức của người làm cha mẹ, có những kiểu “các cụ bảo” cần phải ngăn cản ngay:
1. Cho trẻ dưới 6 tháng uống nước
88% thậm chí hơn 90% sữa mẹ là nước nên trẻ sẽ không bị khát khi ăn sữa mẹ. Nếu vẫn chăm chỉ cho trẻ uống nước trong khi trẻ đang ăn sữa mẹ sẽ khiến trẻ không chịu uống sữa mẹ, ảnh hưởng đến việc hấp thụ dinh dưỡng của trẻ, thậm chí ảnh hưởng đến sự tăng trưởng về cân nặng và chiều cao của trẻ.
2. Cho trẻ ăn dặm sớn
Không nên vội vàng cho trẻ ăn bổ sung trước 6 tháng. Một khi đã cho trẻ ăn bổ sung thì nguy cơ trẻ bị dị ứng có thể tăng lên hoặc tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa của trẻ, không có lợi cho sự phát triển của trẻ.
3. Cho muối ngay khi cho ăn bổ sung
Khi làm thức ăn bổ sung cho trẻ, trước 1 tuổi không cần cho muối, nếu trước 2 tuổi trẻ có thể tiếp nhận thức ăn bổ sung không có muối thì cũng có thể cân nhắc không cho muối, nếu trẻ không thích. Sau khi bé ăn dặm quen, có thể tùy ý gia giảm một ít muối, mỗi ngày 1-2 gam.
4. Giảm lượng sữa sau khi trẻ ăn bổ sung
Nhiều bà mẹ cho rằng con ăn dặm sẽ nhận nhiều dinh dưỡng và nhanh cao lớn hơn nên sau 6 tháng, khi con đã đến tuổi ăn dặm là mẹ đã bắt đầu tính đến việc giảm lượng sữa cho con.
Như mọi người đã biết, thức ăn chủ yếu của trẻ trước 1 tuổi chính là sữa. Một khi lượng sữa giảm đi sẽ dễ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của trẻ. Đồng thời trẻ ăn quá nhiều thức ăn bổ sung cũng sẽ tăng thêm gánh nặng cho đường tiêu hóa.
Là người mẹ chịu trách nhiệm đầu tiên trong việc nuôi dạy con, các mẹ nhớ phải học cách nuôi dạy con một cách khoa học. Đừng sợ mích lòng vì con là con của mìn; phải kịp thời ngăn chặn, đừng đợi đến khi con ốm, bị tổn thương đường tiêu hóa mới can thiệp.