Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ mô hình chăn nuôi vịt đẻ, nhiều cá nhân và hộ gia đình đã triển khai nuôi, điển hình phải kể đến anh Nguyễn Đắc Đạo (Ninh Bình) và gia đình chị Nguyễn Thị Nghĩa (Vĩnh Phúc).

Chàng trai sinh năm 1996 Nguyễn Đắc Đạo ở xã Gia Tiến, huyện Gia Viễn (Ninh Bình) quyết chí làm giàu từ nghề nuôi vịt đẻ trứng

Từ khi anh Đạo trở về, anh bàn bạc với bố mẹ để mở rộng chuồng trại, mua thêm con giống. Anh cho biết: Nuôi với số lượng lớn tiềm ẩn nhiều rủi ro như dịch bệnɦ, chi phí phát sinh… song lợi nhuận cũng lớn hơn. Bên cạnh đó, tôi cũng nhận thấy những thuận lợi trong việc tiêu thụ trứng vịt.

Thương lái đến tận nhà thu mua, nhiều lúc không đủ để bán. Từ việc suy tính kỹ lưỡng những cơ hội và thách thức, tôi và gia đình đã thống nhất, đi đến quyết định phát triển đàn vịt, mở rộng sản xuất.

Bắt đầu từ năm 2019, đàn vịt của gia đình anh từ 1-2 nghìn con, qua từng năm đã không ngừng tăng lên về số lượng. Thêm vào đó, anh được Đoàn xã ủng hộ, giúp tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi cho thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp nên càng “mạnh tay” phát triển đàn vịt.

Đến nay, mô hình nuôi vịt đẻ trứng của gia đình anh Đạo có 3 chuồng trại chăn nuôi với hơn 10.000 con. Mỗi ngày anh cung cấp ra thị trường khoảng 8.000 quả trứng vịt, với giá dao động từ 2.000- 3.000 đồng/quả.

Theo anh Đạo, để đảm bảo số lượng trứng vịt thu về, người chăn nuôi cần chú trọng ngay từ khâu chọn giống; phải lựa chọn giống vịt khỏe, từ các trại giống uy tín. Sau đó là chú trọng việc tiêm phòng bệnɦ, cần tiêm đủ các mũi vắc-xin phòng bệnɦ để hạn chế thấp nhất nguy cơ nhiễm dịch.

Bởi khi nuôi với số lượng lớn, nếu bị nhiễm dịch bệnɦ sẽ gây thiệt hại rất lớn về kinh tế. Đến giai đoạn vịt đẻ trứng cần bổ sung thêm canxi, khoáng, điện giải… để kích trứng, chất lượng và sức sinh sản cao.

Một yếu tố quan trọng khác chính là không gian chuồng trại chăn nuôi. Theo anh Đạo, tổng diện tích của 3 chuồng trại chăn nuôi vịt của gia đình anh là 3 mẫu đất, tương ứng với mỗi chuồng trại có diện tích khoảng 1 mẫu. Do đó, anh bố trí hợp lý từng khu vực như khu vực nuôi vịt hậu bị, vịt đẻ trứng… kết hợp với đào ao nước để vịt nuôi có không gian hoạt động.

Khu vực chuồng trại được anh xây dựng kiên cố, có mái che để hạn chế ảnh hưởng của thời tiết và hệ thống chiếu sáng. Các máng cung cấp thức ăn, nước uống cũng được tính toán, đặt vị trí hợp lý, cách nhau từ 2- 3m.

Về thức ăn, thay vì sử dụng 100% cám công nghiệp đắt đỏ, anh Đạo tận dụng một số loại nông sản như thóc, ngô, khoai kết hợp với rau xanh, ốc bưu vàng… để trộn lẫn với cám; vừa giúp đảm bảo cân bằng hàm lượng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn, vừa cắt giảm chi phí. Dẫu vậy, anh cho biết với số lượng đàn vịt hơn 1 vạn con, mỗi ngày anh tiêu tốn từ 15-20 triệu đồng tiền cám.

Cũng theo anh Đạo, do con vịt chỉ có thể duy trì trạng thái đẻ trứng liên tục trong thời gian từ 1- 1,5 năm, vì vậy người nuôi nên chọn phương pháp nuôi gối đàn. Mỗi năm, anh sẽ tái đàn khoảng 2.000 con vịt mới, còn số vịt già được bán thịt làm thực phẩm. Như vậy sẽ giúp đảm bảo năng suất trứng, hiệu quả kinh tế.

Mỗi ngày, thương lái đến tận nhà anh Đạo để thu mua. Với số lượng khoảng 8.000 quả trứng mỗi ngày, anh có thu về từ 1-2 triệu đồng lợi nhuận. Song anh cũng chia sẻ, thời điểm giá trứng thấp, có khi người nuôi phải chấp nhận lỗ cả triệu đồng mỗi ngày, nhưng khi giá cao thì lãi đậm.

Sau khi cân đối từng thời điểm, mô hình nuôi vịt đẻ trứng cho gia đình tôi thu nhập khoảng 500 triệu đồng mỗi năm.

Gia đình chị Nguyễn Thị Nghĩa và anh Dương Trung Cường ở xã Liên Hòa, huyện Lập Thạch (tỉnh Vĩnh Phúc) là một điển hình nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi nhờ mô hình nuôi vịt đẻ kết hợp lò ấp trứng công nghiệp

Thời gian đầu chưa có vốn và cần phải học hỏi kinh nghiệm trong chăn nuôi nên vợ chồng chị Nghĩa xin đi làm thuê tại một trang trại chăn nuôi lớn trên địa bàn. Nhận thấy vợ chồng chị Nghĩa là người hiền lành, lại chịu khó, chủ trang trại tạo điều kiện cho vợ chồng anh chị ứng trước 2 năm tiền lương để lấy vốn kinh doanh.

Năm 2011, gia đình anh chị nuôi 500 con vịt đẻ. Sau hai năm phát triển đàn vịt tăng lên 2.000 con, do chưa có kinh nghiệm về phòng bệnɦ cho đàn vật nuôi, có thời điểm xảy ra dịch bệnɦ, chỉ trong vòng một tuần, gia đình đã thiệt hại hơn 1.000 con vịt.

Không nản chí, anh chị tiếp tục học hỏi qua sách vở và kinh nghiệm của những người đi trước về kỹ thuật chăn nuôi vịt đẻ. Nhờ áp dụng các biện pháp kỹ thuật và ý thức vệ sinh phòng dịch cho đàn vật nuôi, trang trại của gia đình phát triển và duy trì từ 2.000 – 2.500 con vịt đẻ, nhiều năm không để xảy ra dịch bệnɦ.

Năm 2015, để bắt kịp với sức cạnh tranh của thị trường. Vợ chồng chị Nghĩa đã tìm hiểu quy trình ấp trứng công nghiệp và mạnh dạn đầu tư mua 2 lò ấp trứng công nghiệp với trị giá hơn 100 triệu đồng để sản xuất trứng vịt lộn.

Với đàn vịt 2.500 con sẽ cho đều đặn 1.800 quả trứng. Bình quân 1 tháng gia đình anh chị cung cấp cho thị trường 54.000 quả trứng, trong đó, có khoảng 45.000 quả trứng lộn. Với giá thành 3.700 đồng/quả trứng lộn và 2.700 đồng/quả trứng trắng, mỗi năm trừ chi phí, gia đình anh chị thu lãi gần 400 triệu đồng.

Chị Nghĩa cho biết: “Nuôi vịt đẻ đòi hỏi người chăn nuôi phải nắm vững kỹ thuật, chú ý từ khâu chọn giống đến chăm sóc cũng như phòng trừ dịch bệnɦ. Khi chọn được giống tốt sẽ cho sản lượng trứng cao.

Trong quá trình vịt đẻ, phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng; khẩu phần ăn của vịt được kết hợp giữa thức ăn cám công nghiệp đảm bảo tiêu chuẩn và phụ phẩm nông nghiệp, hơn hết là phải chú trọng công tác vệ sinh môi trường”.