Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
1256 lượt xem

Chán phố thị, 24 gia đình góp tiền mua đất, tự xây làng riêng để ở: Cửa nhà không khóa dù đi xa

Bao nhiêu năm bươn chải ở thành phố, khi bắt đầu có tuổi và có tiền, nhiều người khao khát được về quê sống. Thế nhưng, đi một mình đôi khi lại thấy lạc lõng. Vậy là họ rủ thêm bạn bè, người thân. Thậm chí như câu chuyện sau còn bất ngờ hơn nữa.

Cụ thể, tại Đài Loan, 24 gia đình góp 150 triệu tệ, mua mảnh đất 8.000 m2, xây dựng ngôi làng có tên là Oa. Làng Oa nằm ở vùng núi phía bắc Đài Loan. Đây là công trình tâm huyết của kiến trúc sư Hà Truyền Trân.

Cư dân làng Oa gồm toàn các doanh nhân, kiến trúc sư, bác sĩ và giáo viên. Một phần ba trong số đó có bằng tiến sĩ. Họ quay lại lối sống truyền thống, uống trà, làm nông, chơi mạt chược, nấu ăn cùng nhau, thậm chí có người chưa bước chân ra khỏi làng từ khi đến.

Hà Truyền Trân nói: “Sau khi về hưu, tôi không muốn nằm trong nhà chờ chết mà muốn mở ra chặng đường đời mới, có một chỗ đề cùng bạn bè trò chuyện. Đây chính là lối sống tốt nhất”. Bởi vậy, ông đã sử dụng các kỹ thuật kiến trúc hiện đại để xây dựng một ngôi làng như vậy cho mình và những gia đình khác. Làng Oa được xây dựng từ năm 2011 và hoàn thành sau 4 năm.

Kevin là người đầu tiên chuyển tới làng Oa sinh sống. Căn hộ của ông có tên là Bạch lộ (Nắng nhạt). Bà Du, hàng xóm sát vách nhà Kevin, mỗi khi ăn cơm thường hỏi người dân trong làng: “Các bạn muốn ăn cùng không?”.

Hoặc bà Du sẽ gọi điện trực tiếp cho Kevin sau khi chế biến xong các nguyên liệu, để nói rằng bà sẽ mang đồ đến nhà anh cùng nấu. Kevin nói: “Mối quan hệ giữa những người hàng xóm rất tốt, điều này khiến tôi bất ngờ”.

Nhà nào cũng tin tưởng nhau, có khi đi vắng mấy ngày không khóa cửa, nhưng trong thôn 10 năm qua không có vụ trộm nào xảy ra. Có lần nhà Du thiếu đá nên mở cửa vào nhà Kevin lấy, không ngờ người thân của Kevin gọi điện, bà Du nghe máy, nói chuyện rôm rả cả tiếng đồng hồ.

Khi làng Oa mới được xây dựng, giá của mỗi căn hộ là khoảng 4-7 triệu Đài tệ (16-24 tỷ đồng), hiện nay đã tăng lên 10 triệu tệ. Mùa hè, nhiệt độ tại làng Oa thấp hơn bên ngoài 2-3 độ. Ngoài 60 gốc cổ thụ, ở đây còn trồng thêm hơn 100 đại thụ mới. Người dân nói rằng: “Nhìn thấy đại thụ giống như nhìn thấy nhà”.

Nơi đây còn có một ngôi nhà trên 3 cây cổ thụ, trẻ em thường xuyên vui đùa, khám phá, còn phía dưới người lớn tổ chức những bữa tiệc nhỏ hoặc tiệc trà đơn giản. Ngôi nhà cây này trở thành nơi gắn kết tình cảm giữa người lớn và trẻ nhỏ, để lại nhiều kỷ niệm đẹp.

Sống ở đây, hàng xóm không so đo tiền bạc, địa vị, bởi quan trọng nhất là họ biết tận hưởng cuộc sống. Những cư dân nghỉ hưu thích gặp gỡ nhau chơi mạt chược, chơi nhạc và cùng nhau trồng hoa cỏ. Một số cư dân làm việc ở những nơi khác thường đưa gia đình và con cái trở về làng vào cuối tuần. Họ cùng nhau uống trà, trò chuyện và chia sẻ cuộc sống thường ngày.

Trẻ con gia đình nào cũng biết nhau. Chúng thường xuyên nô đùa, tự do chơi đùa khắp nơi trong làng. Kiến trúc sư Hà tin rằng, việc tận hưởng cuộc sống sau khi nghỉ hưu theo nhóm như tại làng Oa sẽ dần trở thành xu hướng.”Mối quan hệ này nếu chan hòa, vui vẻ sẽ tăng thêm sức khỏe, mà sức khỏe thì vô giá”, ông nói.

Có lẽ khi biết đến câu chuyện này, nhiều người trong chúng ta sẽ ngưỡng mộ, xuýt xoa và ao ước có một cuộc sống ở chốn” bồng lai tiên cảnh” khi về già. Thế nhưng, ai cũng biết đây là điều khó thực hiện, bởi điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất, chúng ta phải có tiền và giàu trước đã.

Vậy thì, hãy cố gắng phấn đấu và nỗ lực khi còn trẻ, hãy bắt đầu tích lũy dần để có tài sản cho mai sau. Chúng ta, không cần phải ở những nơi đắt tiền xa xỉ mà có thể về quê sống, dựng nhà, nuôi cá, trồng rau… tận hưởng những tháng ngày hạnh phúc.

Tất nhiên, có rất nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh chủ đề quê và phố. Các bạn trẻ thì muốn lên phố thị tìm kiếm cơ hội đổi đời hoặc có được môi trường học tập và làm việc tốt hơn. Trong khi những người sau tuổi 30, bắt đầu thấm mệt với cơm áo gạo tiền, lại có khát khao được về quê sống, tránh xa những xô bồ toan tính.

Đã thế, những hình ảnh, những câu chuyện như làng Oa lại thôi thúc họ được thay đổi cuộc đời. Họ khao khát có một nơi thanh bình, có một sân vườn rộng rãi để đám trẻ nô đùa, có những hàng xóm thân thiện tặng nhau bó rau, củ sắn.

Tuy nhiên, cuộc sống này khắc nghiệt lắm, nếu bỏ phố về quê mà trong túi không tiền thì còn thảm hơn. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, nếu chúng ta chuẩn bị kỹ, hoặc có phương hướng làm giàu tại quê hương thì nên trở về.

Về quê, vừa có cuộc sống thanh bình, vừa dư dả kinh tế, lại vừa làm giàu cho mảnh đất mình sinh ra và lớn lên, được ở gần mẹ cha, người thân và bè bạn. Như thế còn gì tuyệt vời hơn. Sau cùng, biết đâu câu chuyện này sẽ là động lực giúp các bạn trẻ có thêm ý tưởng cho sự nghiệp của mình.

Đơn độc trong cuộc chiến đi ngược với số đông vừa mệt mỏi và ngập tràn rủi ro. Vậy sao không rủ nhau cùng về quê, suy nghĩ cách làm giàu? Nhưng làm gì thì làm, muốn thành công phải lên kế hoạch nha các bạn trẻ.

Đừng ngẫu hứng, đừng nông nổi, đừng đem hết tài sản mình có đầu tư vào những dự án không hiểu kỹ. Đừng để một ngày khóc lóc, đòi bỏ quê lên phố khi cái tuổi đã ở bên kia con dốc cuộc đời.

Bài viết cùng chủ đề: