Phương pháp giáo dục của cha mẹ ảnh hưởng rất lớn đến tính cách và tâm lý của con cái.

Mỗi đứa trẻ lại sở hữu tính cách riêng biệt, vì thế để tìm ra phương pháp dạy con đúng, cha mẹ cần thời gian để quan sát và đúc kết kinh nghiệm cho riêng mình. Sẽ có những giai đoạn trong hành trình dạy con, bố mẹ cảm thấy áp lực, căng thẳng vì sợ mình đang đi sai hướng.

Tuy nhiên, những cha mẹ có cách dạy con thông minh, mong muốn con có chỉ số IQ và EQ cao sẽ không làm những điều sau:

1. Chỉ trích con nơi công cộng

Con cũng có lòng tự trọng và cần được bố mẹ tôn trọng điều đó. Dù bé làm sai hay cư xử chưa đúng, hãy dạy con khi đã trở về nhà hoặc ở nơi chỉ có 2 mẹ con. Ở những nơi đông người, đặc biệt trước mặt bạn bè, con sẽ xấu hổ, không những không tiếp thu lời bố mẹ dạy mà còn có thái độ chống đối, thể hiện cái tôi của bản thân.

Bố mẹ khéo léo và thông minh sẽ ghi nhớ những điều trên trong giáo dục con để trẻ có một tương lai tươi sáng, tính cách vui vẻ và một cuộc sống hạnh phúc.

2. Cãi vã trước mặt con

Nhiều người có xu hướng đổ lỗi mỗi khi bản thân làm sai để giảm cảm giác tội lỗi hoặc không bị người khác quát mắng. Tuy nhiên, khi xảy ra bất kì vấn đề nào đó, hãy kiểm điểm lại bản thân mình trước tiên. Nhiều ông bố, bà mẹ khi có bất đồng thường đổ lỗi vì con, tại các con mà bản thân mới hành động như vậy.

Tuy nhiên, dù vấn đề giữa 2 vợ chồng bạn là gì, tuyệt đối đừng lôi các con vào. Khi chúng nghe thấy những điều này sẽ cảm thấy tổn thương và buồn biết bao vì cho rằng chính mình là nguyên nhân khiến bố mẹ xảy ra mâu thuẫn.

Ở nhiều gia đình, tình trạng này diễn ra nhiều khiến một số đứa trẻ bỏ đi/ tìm đến cái chết vì cho rằng bản thân là mấu chốt xung đột trong gia đình. Bởi vậy, dù có là thế đi chăng nữa, người lớn cũng nên tự giải quyết với nhau chứ đừng chì chiết nhau trước mặt con cái.

3. So sánh con với người khác

Trong giai đoạn dậy thì, con sẽ rất nhạy cảm khi bị so sánh với ai đó hoặc với chính hình ảnh của bố mẹ trong quá khứ. Các bậc cha mẹ nên chú ý tránh việc làm tổn thương này. Khi so sánh, các bậc phụ huynh đã vô hình có những hành động ép con phải đạt đến hình mẫu mà bạn mong muốn. Điều này khiến con thu mình, khép kín và xa lánh bố mẹ hơn. Mỗi người đều có thế mạnh riêng, thế nên hãy tôn trọng và cùng con phát triển sự khác biệt của mình trở thành thế mạnh khẳng định bản thân.

Không ai muốn bị so sánh, trở thành bản sao của người khác. Sẽ thế nào khi các bé hỏi: Tại sao bố mẹ bạn A giàu hơn, bố mẹ bạn C tốt bụng hơn… Thế nên, nếu không muốn con trở nên tự ti, buồn lòng thì bố mẹ đừng bao giờ so sánh con với bạn khác. Nếu có, hãy so con của ngày hôm nay với ngày hôm qua mà thôi.

4. Chì chiết lỗi lầm của con

Một trong những quy tắc quan trọng nhất của việc nuôi dạy trẻ là: phạt – tha thứ – lãng quên. Một đứa trẻ liên tục bị trừng phạt vì những sai lầm trong quá khứ sẽ không thể là một người mạnh mẽ. Chúng sẽ sợ khi làm điều gì mới và chỉ thích ổn định. Chúng cũng khó học hỏi được từ những sai lầm trong quá khứ. Thay vì phân tích những sai lầm, chúng lại suy nghĩ quá nhiều về sai lầm đó.

Việc liên tục nhắc lại lỗi lầm của con khiến chúng cảm thấy tồi tệ về bản thân. Thay vào đó, bạn có thể giúp con đưa ra một kế hoạch để giúp con có thể làm cho mọi thứ trở nên đúng đắn. Hỏi con những câu hỏi, chẳng hạn như “Mẹ có thể làm gì để giúp con cảm thấy tốt hơn?” để giúp con quen với việc suy nghĩ về cách sửa chữa những sai lầm của mình.