Cha mẹ là những thầy giáo, cô giáo đầu tiên của con cái. Sự thành công trong tương lai của mỗi đứa trẻ đều có sự đóng góp to lớn từ nhân tố gia đình.

Gia đình là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên một xã hội phát triển. Trong mỗi gia đình, con cái chính là những mầm non tương lai đảm bảo cho sự phát triển không ngừng ấy. Sự giáo dục của gia đình luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự hình thành nhân cách, tư duy và năng lực của trẻ. Các mẹ hãy cùng tìm hiểu 6 kiểu gia đình sẽ bồi đắp lên những “nhân tài” tương lai cho xã hội nhé.

1. Gia đình yêu thương

Giữa các thành viên trong gia đình luôn có một sự thấu hiểu và gắn bó bền chặt, dù có trải qua những va vấp, khó khăn trong cuộc sống. Thứ tình cảm này được gọi là tình yêu …

Lớn lên trong một gia đình ngập tràn tình yêu thương giữa bố, mẹ, anh, chị, em,… những đứa trẻ chắc chắn sẽ trở thành một người tốt, giàu lòng nhân ái, có ích cho xã hội.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng nói: Chúng ta cần phải học cách tạo ra hạnh phúc, và nếu được cha mẹ hướng dẫn để tạo ra hạnh phúc tại gia đình khi còn nhỏ, thì chúng ta sẽ tự nhiên biết cách làm điều đó.

Tình yêu thương là chất dinh dưỡng tốt nhất để trẻ em lớn lên, những đứa trẻ lớn lên trong gia đình yêu thương sẽ tự nhiên học cách yêu thương.

2. Gia đình mà tình cảm vợ chồng được đặt lên hàng đầu

Sau khi nhiều gia đình có con, đứa trẻ trở thành trung tâm của gia đình. So với đứa trẻ, nửa kia của gia đình thường là người bị bỏ rơi.

Thực ra, trạng thái tốt nhất của gia đình là bố yêu mẹ, mẹ yêu bố và hãy thể hiện mọi lúc mọi nơi, đừng ngại ngùng giấu giếm. Một gia đình có cha mẹ yêu thương, tôn trọng nhau là quy chiếu cho mối quan hệ gia đình trong tương lai của đứa trẻ, về cơ bản là khuôn mẫu của gia đình in đậm trong tiềm thức của trẻ.

3. Gia đình coi trọng giáo dục

Môi trường sống có ảnh hưởng lớn đến tính cách và sự phát triển của con người. Có thể nói gia đình là ngôi trường đầu tiên của mỗi người, và cha mẹ chính là những giáo viên đầu tiên dạy cho con những bài học về cách sống. Một gia đình coi trọng giáo dục ắt hẳn sẽ nuôi dạy nên những đứa con ham học hỏi.

Cha mẹ nên dành thời gian quan tâm, chăm lo cho việc học của con cái. Điều này không chỉ giúp mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái thêm phần gắn bó, mà còn khiến các con hứng thú hơn với việc học.

4. Gia đình biết đối nhân xử thế

Những đứa trẻ có phẩm chất đạo đức tốt không phải tự nhiên sinh ra đã thế, mà là nhờ có sự giáo dục từ nhỏ. Lớn lên trong một gia đình có nền tảng giáo dục tốt, biết đối nhân xử thế, hoà thuận với mọi người xung quanh thì đứa trẻ sẽ học hỏi và làm theo. Từ đó chúng sẽ có một tâm hồn lương thiện, sống có ích, đối xử chân thành với mọi người.

5. Gia đình ngăn nắp

Hầu hết những đứa trẻ học giỏi thường có thói quen sắp xếp đồ dùng học tập, sách vở ngăn nắp, gọn gàng. Bởi vậy, có một giáo viên đã từng nói, chỉ cần nhìn bàn học là biết được học lực của một học sinh như thế nào.

Thói quen gọn gàng thường của một đứa trẻ thường được hình thành dần dần từ nhỏ, đặc biệt là khi trưởng thành trong một gia đình ngăn nắp, sạch sẽ. Điều này có lợi rất nhiều cho tương lai sau này của trẻ.

6. Gia đình tích cực

Nhiều chuyên gia cho rằng, những đứa trẻ có tính cách lạc quan sẽ dễ hoà nhập với xã hội hơn những đứa trẻ thường xuyên u sầu.

Bởi vậy, sự tích cực của cha mẹ sẽ có tác động rất lớn đến sự hình thành nhân cách của con trẻ. Cha mẹ càng gần gũi thì tính cách của con càng cởi mở, khả năng giao tiếp cũng tốt hơn. Vì thể, mỗi gia đình nên tạo bầu không khí hài hoà, vui vẻ để con cái có thể khám phá được vẻ đẹp của cuộc sống mỗi ngày.