Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
114 lượt xem

Cảnh giác chiêu trò "bán cắt lỗ" hậu sốt đất: "Bán thật thì ít, thổi giá thì nhiều"

Thị trường bất động sản bất ngờ hạ nhiệt khiến nhiều người phải tìm cách thoát hàng, nhưng đôi khi việc “bán cắt lỗ” có thể là bẫy.

Gần đây, thị trường bất động sản bất ngờ hạ nhiệt, trầm lắng sau khoảng 2 năm sôi động. Trên các website hay mạng xã hội, hàng loạt những bài đăng rao bán cắt ỗ, thoát hàng được đăng tải. Tuy nhiên, theo những dân chuyên đầu tư, khách hàng cần cẩn trọng vì đây có thể là chiêu trò.

Chẳng hạn, một lô đất rộng 1.500 m2 ở Ba Vì (Hà Nội) đang được rao bán 3 tỷ đồng. Chủ lô đất cho biết, anh mua để xây homestay cho thuê nhưng do gia đình có việc gấp cần tiền, nên đành bán cắt lỗ 500 triệu. Anh cho biết: “Lúc tôi mua lô đất này là giữa năm 2021, khi ấy giá đã là 3,5 tỷ đồng. Giờ cần tiền quá mới phải bán cắt lỗ như vậy”.

Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu kỹ giá đất khu vực này, không khó để thấy vô số lô đất 1/3 mặt tiền bị đường đâm như trên giá chỉ 1-1,2 triệu đồng/m2, tương đương trên dưới 2 tỷ đồng. Chỉ những lô góc, mặt tiền rộng mới có giá 2 triệu đồng/m2 như giá được quảng cáo là cắt lỗ. Nói cách khác, tuy là bán cắt lỗ, “cò đất’ vẫn tìm cách đẩy giá lên cao để howrng lợi.

Ở Hưng Yên, một lô đất nền dự án khác được rao bán với mức giá 2,5 tỷ đồng cho 100 m2. Theo giải thích của chủ lô đất, anh bán cắt lỗ tới 300 triệu đồng do cần tiền làm ăn. Theo đó, lúc anh mua lô đất này là thời điểm đầu năm 2021, khi cơn sốt đất xảy ra nên giá lên tới 28 triệu đồng/m2. Anh tính đầu tư lâu dài, nhưng vì cần tiền gấp mới phải bán rẻ. Anh này cho hay: “Tôi đầu tư cả năm, cuối cùng không những không lãi mà còn chấp nhận bán lỗ để thu hồi vốn”.


Tuy nhiên, khi xem giấy tờ, nhà đầu tư phát hiện lô đất này được chuyển nhượng từ cuối năm 2019, giá bán khi đấy chỉ là 8 triệu/m2. Khi tìm hiểu thêm, hàng xóm khu vực này cũng cho biết năm 2019, giá đất tại đây cao nhất cũng chỉ từ 8-10 triệu/m2 tùy vị trí. Như vậy, việc rao 25 triệu/m2 có thể giúp người bán lời tới 1,7 tỷ đồng chứ không hề lỗ.

Chị Đặng Huế, môi giới lâu năm ở khu vực Hoàng Mai, Hà Nội cho hay, chuyện bán cắt lỗ chỉ có 1-2% là bán lỗ thật. Những người này thường là do không đủ tiền để duy trì, trang trải chi phí lãi ngân hàng.

Môi giới lâu năm ở khu vực Hoàng Mai, Hà Nội cho hay, chuyện bán cắt lỗ chỉ có 1-2% là bán lỗ thật. Ảnh minh họa: PLO
Còn thực tế, hiếm ai dại dột bán cắt lỗ. Vì thế, khi đăng tin bán, họ thường đưa ra mức giá cao hơn số tiền ban đầu bỏ ra. Chí ít, họ kỳ vọng có tỷ suất sinh lời bằng chi phí cơ hội của đồng vốn bỏ ra. Ngoài ra, rất có thể chính môi giới cũng tự đẩy giá lên cao để nhằm hưởng lợi. Bán được thì “cò” hưởng, còn không thì cũng họ cũng không thiệt hại gì.

Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VaRS), ông Nguyễn Chí Thanh đã có một số chia sẻ về việc này. Theo ông, với những dự án mà khả năng chi trả của người mua không đạt như kỳ vọng thì nhà đầu tư buộc phải chấp nhận bán lỗ để thu hồi vốn. Còn nếu đó là dự án tiềm năng, nhà đầu tư có vốn mạnh sẽ tiếp tục giữ giá.

Sau khi thị trường bất động sản có dấu hiệu tăng nóng, Ngân hàng Nhà nước đã có động thái kiểm soát tín dụng để hạn chế đầu cơ. Với những nhà đầu tư có vốn thực, tiềm lực tài chính vững vàng, ít sử dụng đòn bẩy tài chính, họ sẽ ôm hàng. Còn những người sử dụng đòn bẩy cao, phải trả ngay hoặc không có nguồn thu để trả lãi thì mới bắt buộc phải xả hàng, cắt lỗ.

Ông Thanh dự đoán, tới đây sẽ còn nhiều nhà đầu tư không còn “gồng” lỗ được nữa. Đó sẽ là cơ hội thanh lọc thị trường, đưa mọi thứ về trạng thái cân bằng. Dù vậy, trong bối cảnh kinh tế hiện nay, lạm phát còn cao nên việc bắt đáy bất động sản vẫn còn hơi sớm. Do vậy, các nhà đầu tư cần cẩn trọng với những quảng cáo bán cắt lỗ và theo dõi thị trường thêm một thời gian nữa để xuống tiền thì cơ hội sẽ tốt hơn.

 

 

Bài viết cùng chủ đề: