Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
109 lượt xem

Cần Thơ: Trồng tre Điền Trúc, lão nông thu từ “gốc đến ngọn”, mỗi năm cho thu nhập hơn trăm triệu

Từ khi mới du nhập vào Việt Nam, giống tre Điền Trúc đã chứng tỏ được ưu thế vượt trội về chất lượng và năng suất của nó trước các giống tre bản địa khác. Mô hình này đã được một hộ dân tại TP Cần Thơ nhân rộng.

Ông Nguyễn Văn Tấn hay còn được gọi với cái tên thân mật là chú ba Tấn, ông là người đã mang mô hình tre Điền Trúc về với xã Trung An, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ. Trước đây, khu vườn được ông Tấn trồng xoài các ɦoà lộc nhưng khi nhìn thấy được tiềm năng kinh tế của loại tre Điền Trúc thông qua sự chia sẻ của người thân, ông đã quyết định cho đốn bỏ vườn xoài để trồng loại tre này. Hiện nay, ông đã có hơn 100 bụi tre Điền Trúc xanh mướt chạy dài 4000 mét vuông.

Ông Tấn cho biết: “Tôi thu được lợi nhuận từ toàn bộ những gì mà tre có, từ nhánh, thân cây và đặc biệt là măng. Ngoài ra, cây tre Điền Trúc cũng không cần phải bón quá nhiều phân, thuốc, đất nào cũng có thể sống được bởi nó dễ trồng, ít bệnɦ. Chỉ cần vun gốc, bón phân và trồng đúng kĩ thuật là được”.

Loài tre này cần tưới nước nhiều vào mùa khô và sau 1,5 năm sẽ cho thu hoạch đúng hạn – ông Tấn chia sẻ thêm. Hiện nay nhu cầu của người tiêu dùng với loại măng tre Điền Trúc ngày càng tăng, bên cạnh đó vốn đầu tư và công sức trồng loại cây này cũng ít nên ông Tấn xem vườn tre như món của hời dành để dưỡng già.

Được biết, giống tre này nhập từ Quảng Tây, Trung Quốc và được phân bố rộng rãi ở nhiều tỉnh nước ta, đặc biệt là khu vực miền núi. Thân tre Điền Trúc khá cao, trung bình từ 7 – 8m và không có gai, mọc cụm nhưng xa cây mẹ hơn các loài khác.

Lá to, nhẵn và có màu xanh đẹp mắt. Măng tre Điền Trúc khá to, lớp mỏng và có vị ngọt dịu khi ăn, măng tre mọc rộ vào độ khoảng tháng 6 và tháng 7 ÂL. Phần gốc sau khi thu hoạch sẽ tiếp tục cho ra nhiều măng non.

Mô hình tre Điền Trúc được đánh giá khá cao bởi nó đem lại hiệu quả kinh tế ổn định cho người dân vùng này. Hằng năm, loại tre này đã đem lại cho ông Tấn thu nhập khoảng 120 – 140 triệu/ năm. Một con số đảm bảo cho cuộc sống của một gia đìnɦ làm kinh tế hộ và hiện nay, xã Trung An, huyện Cờ Đỏ đã nhân rộng được 6 hộ. Chú ba Tấn phấn khởi chia sẻ “Vườn tre đã mang lại cho gia đình tôi nguồn thu nhập ổn định, tôi rất an ủi vì điều đó”.

Măng tre được ông Tấn đưa ra chợ bán được giá cao nhất vào Tết khoảng 70.000 đồng/ kg còn thân tre là 20.000 đồng/cây. Tre giống mỗi cây có giá 30.000 đồng/ cây. Đa phần khách mua là người dân trong huyện và các tỉnh lân cận, họ mua về trồng để nhân rộng mô hình hiệu quả này. Mong rằng trong tương lai, loại tre này sẽ được xuất khẩu sang các nước và không chỉ dừng lại ở khu vực Đông Nam Á.

Bài viết cùng chủ đề: