Ông Nguyễn Văn Chúc – người nuôi don đầu tiên ở miền Tây có thu nhập hàng tỉ đồng mỗi năm nhờ sáng tạo nuôi kết hợp thêm nhiều loại đặc sản núi rừng khác.

Ông Nguyễn Văn Chúc (51 tuổi, quê Nam Định) được xem là người đầu tiên nuôi don ở khu vực miền Tây Nam Bộ.

Trước đây, ông Chúc có nhiều năm làm trong nghề xây dựng. Công việc này cho ông cơ hội đặt chân đến nhiều vùng miền và được thưởng thức nhiều món ăn ngon, lạ. Qua thời gian khảo sát và tìm hiểu tài liệu về các động vật ɦoang dã như con dúi, don, chồn, anh Chúc quyết định mua 10 cặp dúi giống về nuôi thử nghiệm.

Sau khoảng 1 năm, đàn dúi của anh Chúc phát triển tốt, bắt đầu sinh sản. Lúc này, người đàn ông này quyết định mua thêm con chồn mốc, con don giống về nuôi.

Hiện ông Chúc có trang trại chăn nuôi tại Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ, với diện tích khoảng 1.000m2, vừa được lập vào cuối năm 2022. Trang trại của ông chuyên nuôi loài đặc sản núi rừng, trong đó điển hình là loài don.

“Don là loài vật có sức đề kháng mạnh, ít bệnɦ nên khá dễ nuôi. Mỗi ngày cho chúng ăn 2 bữa, chủ yếu là rau, chuối, củ, tre, nứa, bí… buổi tối cho ăn thêm cháo cá, cháo gà. Quan trọng là nguồn thức ăn phải sạch, không phân tɦuốc, tránh thức ăn ôi thiu, hư hỏng” – ông Chúc nói. Chuồng nuôi don được ông làm mô phỏng hang hốc để don chui vào ngủ và sinh sản, mỗi năm loài vật nuôi này sẽ sinh sản 2 lần. Hiện ông đang nuôi 80 con don, sau một năm sẽ cho trọng lượng từ 4 – 5kg/con.

Để nuôi các loài động vật hoang dã được xem là đặc sản, ông đã đăng ký giấy phép chăn nuôi động vật rừng đầy đủ. Các con giống tại trại đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Hiện ông Chúc còn có thu nhập “khủng” mỗi năm nhờ sáng tạo nuôi kết hợp thêm những loài đặc sản núi rừng khác.

Ông Chúc kể, trước đó ông học chuyên nghề xây dựng, trong thời gian làm nghề ông có xây nhà cho một chủ trang trại nuôi dúi ở Tây Bắc, thấy hiệu quả kinh tế cao nên ông đã bắt đầu tìm hiểu rồi quyết định chuyển hướng sang nghề chăn nuôi này từ năm 2003.

Ban đầu ông chỉ nuôi số lượng ít rồi nhân đàn và phát triển trang trại ở khu vực phía Bắc. Trải qua 20 năm kiên trì học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm, đến nay ông Chúc đã là chủ chuỗi trang trại chăn nuôi đặc sản núi rừng tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước, trong đó điển hình là Cần Thơ, Nghệ An và Hà Nội.

“Riêng trang trại ở Cần Thơ, ngoài nuôi don thì tôi còn nuôi kết hợp thêm 2 loài đặc sản khác đó là dúi và chồn. Trong đó, có 100 con chồn hương, 120 con dúi bố mẹ và trên 1.000 con con” – ông Chúc cho hay.

Ông Chúc chia sẻ thêm, việc chăn nuôi ở khu vực miền Tây khá thuận lợi, từ khí hậu cho đến nguồn thức ăn. Hiện ông tận dụng chuồng trại sẵn có kết hợp làm chuồng quây lưới để nuôi. Hàng ngày, ông cũng chăm sóc và cho chúng ăn 2 bữa tương tự như nuôi don.

“Giống dúi được tôi chọn nuôi là dúi má đào Thái và dúi mốc, riêng loài này là không cần phải cho ăn thêm buổi tối. Loài chồn mỗi năm sinh sản 2 lần, còn dúi thì sinh sản 3 lần mỗi năm. Các loài này sau một năm nuôi là có thể xuất bán, dúi má đào Thái sẽ đạt trọng lượng từ 3 – 5kg/con, và chồn từ 7 – 8kg/con” – ông Chúc thông tin.

Theo ông Chúc, dúi má đào có giá bán tuỳ giống dao động từ 500.000 – 800.000 đồng/kg; don có giá từ 1,4 – 1,8 triệu đồng/kg; chồn có giá 1,9 – 2 triệu đồng/kg. Hiện ông Chúc cung cấp con giống và con thương phẩm từ Bắc tới Nam, đem về thu nhập từ 5 – 6 tỉ đồng mỗi năm.