Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
143 lượt xem

Cận cảnh vị trí sắp xây cầu qua sông Hồng nối Hà Nội với Hưng Yên

Cầu cách trạm bơm Hồng Vân, huyện Thường Tín khoảng 600m về phía hạ lưu. Ở huyện Văn Giang, đường dẫn lên cầu chạy qua các xã Mễ Sở, Thắng Lợi và cạnh đường dây điện 500kV.

Cầu Mễ Sở và đường dẫn dài gần 14km, có điểm đầu tại nút giao giữa Quốc lộ 1A và Vành đai 4, điểm cuối là nút giao giữa cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với Vành đai 4.

Theo dự án nghiên cứu tiền khả thi, cầu Mễ Sở có mặt cắt ngang 17,5m nhưng sau đó chốt lại 24,5m để bố trí thêm hai làn xe máy và xe thô sơ.

Sau khi hình thành, cầu Mễ Sở sẽ mở ra hướng đi mới cho phương tiện từ trung tâm Hà Nội đến huyện Văn Giang và ngược lại thay vì đi hướng cầu Thanh Trì như trước đây.

Cầu Mễ Sở còn tạo nên sự kết nối giữa hai cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ và Hà Nội – Hải Phòng, góp phần làm giảm thiểu lượng phương tiện vào nội đô Hà Nội.

Ông Nguyễn Văn Sơn (55 tuổi, xã Vân Tảo, Thường Tín, Hà Nội) cho biết, hiện người dân khu vực này phải lưu thông qua bến phà Xâm Dương hoặc bến phà Mễ Sở cách vị trí xây dựng cầu Mễ Sở gần 1km.

“Mong chờ cầu Mễ Sở sớm được khởi công và hoàn thành để việc đi lại được thuận tiện, cuộc sống của người dân địa phương cũng có nhiều sự thay đổi” – ông Sơn nói.

Dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô dài 112,8km, đi qua Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh với tổng mức đầu tư sơ bộ 85.800 tỉ đồng.

Dự án chuẩn bị đầu tư, thực hiện từ năm 2022, khởi công tháng 6.2023, dự kiến hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.

Dự án được triển khai theo 7 dự án thành phần, vận hành độc lập.

Trong đó, Hà Nội thực hiện 3 dự án thành phần: Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; xây dựng đường song hành (đường đô thị) địa phận Hà Nội và đầu tư xây dựng hệ thống cao tốc theo phương thức PPP.

Hưng Yên và Bắc Ninh mỗi tỉnh chịu trách nhiệm 2 dự án thành phần: Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và xây dựng đường song hành (đường đô thị) địa phận của mỗi tỉnh.

Với dự án đường song hành (đường đô thị, đi thấp), đại diện ba tỉnh, thành đều cam kết tiến độ hoàn thành chậm nhất cuối năm 2025. Hà Nội phấn đấu khởi công dự án thành phần 3 (xây dựng đường cao tốc trên cao theo phương thức PPP) đầu quý IV/2024.

Tuy nhiên, theo đại diện Công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI), nếu phải đợi hoàn thành đường trên cao năm 2027 mới khai thác đường song hành sẽ gây lãng phí nguồn lực hạ tầng.

Trước vấn đề này, tại buổi làm việc ngày 4.1.2024, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng – Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội cho rằng, cần có cơ chế để sớm khởi công, hoàn thành ba cầu Mễ Sở, Hồng Hà vượt sông Hồng và cầu Hoài Thượng qua sông Đuống.

Theo ông Đinh Tiến Dũng, những cầu này thuộc dự án thành phần 3, dự kiến hoàn thành năm 2027. Như vậy, nếu làm xong đường song hành mà cầu chưa thông cũng chưa thể khai thác ngay.

Bí thư Thành uỷ Hà Nội cũng cho biết, sẽ kiến nghị bộ, ngành Trung ương có hướng giải quyết sớm. Dự kiến, hạng mục xây dựng cầu Mễ Sở sẽ khởi công dịp 10.10.2024.

Vành đai 4 đoạn qua xã Vân Tảo (Thường Tín, Hà Nội).
Vành đai 4 đoạn qua xã Vân Tảo (Thường Tín, Hà Nội) hình thành những đường nét đầu tiên. Ảnh: Hữu Chánh
Vị trí cầu Mễ Sở sẽ được xây dựng. Hiện việc tr
Trong ảnh là vị trí cầu Mễ Sở sẽ được xây dựng. Phía bên kia sông là xã Thắng Lợi và Mễ Sở (huyện Văn Giang, Hưng Yên). Ảnh: Hữu Chánh
Bên phía Hưng Yên,
Bên phía huyện Văn Giang, việc giải phóng mặt bằng Vành đai 4 chưa được triển khai. Ảnh: Hữu Chánh
ác
Công trình nhà cửa, đất đai ở huyện Văn Giang thuộc diện giải phóng mặt bằng dự án Vành đai 4. Ảnh: Hữu Chánh
a
Trong ảnh là bến đò Xâm Dương nối Thường Tín (Hà Nội) với Văn Giang (Hưng Yên). Ảnh: Hữu Chánh
a
Những chuyến đò chở người dân qua lại giữa 2 địa phương. Ảnh: Hữu Chánh
aa
Sau khi hình thành, cầu Mễ Sở sẽ mở ra hướng đi mới cho phương tiện từ trung tâm Hà Nội đến huyện Văn Giang và ngược lại thay vì đi hướng cầu Thanh Trì như trước đây. Ảnh: Hữu Chán

Bài viết cùng chủ đề: