Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
154 lượt xem

“Cá tàu ngầm” xưa dùng tiến vua, giờ là đặc sản ɦiếm có giá tới 650.000 đồng/kg

Nhiều người tiêu dùng đánh giá thịt cá ké thuộc hàng đầu trong những loại cá nước ngọt. Thịt nó có màu vàng như được ướp nghệ, chỉ có đúng xương sống chạy dọc sống lưng và không có xương dăm.

Cá ké hay còn được biết tới với tên gọi khác là cá chiên. Đây là loại cá da trơn, rất dễ bắt. Chúng sống nhiều ở vùng nước sâu, đoạn sông hồ ghềnh thác như sông Đà, sông Mã, sông Lô,… Trước đây cá ké là đặc sản thường được dùng để tiến vua vì thịt cá có màu vàng bắt mắt lại rất ít xương dăm.

Thế nhưng khoảng 10 năm trở lại đây, loại cá này trở nên rất khan hiếm trong môi trường tự nhiên nên giá thành tăng lên rất nhiều. Một con cá ké bán lấy thịt có giá dao động từ 500.000 đồng đến 650.000 đồng/kg.

Thông thường mỗi con cá ké trưởng thành có trọng lượng từ 3kg đến 5kg, con lớn có thể tới cả vài chục cân. Còn những con cá ké có trọng lượng dưới 5 lạng thì được bán làm giống, giá 300.000 đồng/kg.

Nhiều người tiêu dùng đánh giá thịt cá ké thuộc hàng đầu trong những loại cá nước ngọt. Thịt nó có màu vàng như được ướp nghệ, chỉ có đúng xương sống chạy dọc sống lưng và không có xương dăm. Con càng to thì thịt càng chắc, ăn giòn rất ngon.

Hiện tại, nhiều vùng như Hà Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình,… cũng có nhiều trang trại nuôi cá ké. Tuy nhiên, mới chỉ dừng lại ở việc đánh bắt và thả nuôi chứ không sản xuất được cá giống nên loại cá này vẫn trong tình trạng ngày càng khan hiếm.

Chính vì thế, khi có nguồn hàng chỉ vài con, giá thành cao thì cũng được các tiểu thương săn đón để cung cấp cho thị trường.

Là người trực tiếp trông coi trang trại và nuôi đàn cá ké, anh Hà Văn Khơi (thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá) chia sẻ: “Cá ké lúc mới mua về thường bị thương do đánh bắt, mình phải chữa lành vết thương, thả chúng vào gần bờ, để cá sống ở mực nước tự nhiên ít giờ, sau đó mới thả vào lồng. Trong quá trình nuôi phải theo dõi, kiểm tra sức khỏe cá thường xuyên”.

“Đặc thù của loài cá ké là sống ở tầng nước sâu nên lồng nuôi phải có chiều cao tối thiểu là 2m. Mỗi khi vệ sinh lồng hoặc muốn kiểm cá, tôi phải dùng kính để lặn xuống mới kiểm tra được…”, anh Khơi nói.

Cũng theo anh Khơi, nuôi cá trên suối khó nhất là không may gặp những đợt lũ bất chợt đổ về. Lúc ấy, rất khó khăn để bảo vệ lồng cá không bị cuốn trôi. Vì thế, những ngày mưa lớn, người nuôi cá phải túc trực, nếu thấy mưa to, nước lên cao thì lập tức phải di chuyển lồng vào vị trí an toàn.

Cá ké nuôi ở trang trại được cho ăn 1 đến 2 lần/ngày, mồi chủ yếu là các loại cá nhỏ hoặc giun đất. “Cá ké là loài cá vốn là giống ăn ít, chậm lớn, mỗi năm chỉ tăng được hơn 1 kg”, anh Khơi nói.

Việc nuôi loài cá ké thả lồng đã được người dân nhiều làng chài ven sông Mã thuộc các huyện Cẩm Thủy, Bá Thước thực hiện những năm gần đây, nhưng mô hình nuôi trong suối hiện có rất ít. Anh Khơi cho hay, nếu nuôi cá ké trong suối thành công sẽ mở rộng mô hình nhằm bảo tồn giống cá đặc sản và phát triển kinh tế địa phương.

Bài viết cùng chủ đề: