Thăng Long Tứ Trấn là cách gọi chung để chỉ bốn ngôi đền linh thiêng bậc nhất tại Hà Nội. Đây là vùng đất với nên văn hóa lịch sử dày đặc. Hà Nội không chỉ có danh lam thắng cảnh đẹp mà còn có nhiều khu di tích lịch sử. Thì phải kể đến Thăng Long Tứ Trấn được xây dựng bốn hướng để che chở cho thành Thăng Long.
Bao gồm: Đền Bạch Mã, đền Voi Phục, đền Kim Liên và đền Quán Thánh. Mỗi ngôi đền thờ một vị thần để trấn giữ những vị trí huyết mạch của kinh thành Thăng Long. Ngày xưa, những ngôi đền này được vua viếng thăm và thắp hương vào dịp đầu năm. Đến ngày nay thì tục lệ thắp hương đầu năm ấy vẫn được thế hệ sau tiếp nối. Mỗi ngôi đền mang một ý nghĩa và vẻ đẹp đặc trưng khác nhau. Do đó, chúng ta không nên bỏ lỡ khi có dịp viếng thăm Hà Nội.
Đền Bạch Mã – nơi thờ vị thần Long Đỗ
Được xây dựng từ năm 866, nằm trong khu phố cổ ở địa chỉ số 76 Hàng Buồm. Đền Bạch Mã là một ngôi đền cổ kính và linh thiêng bậc nhất ở Hà Nội. Đền Bạch Mã thờ thần Long Đỗ, vị thần trấn giữ hướng Đông của kinh thành Thăng Long. Và từng được dân chúng thời xưa vô cùng kính phục và tôn sùng. Đền Bạch Mã không chỉ là ngôi đền thờ vị thần trấn giữ phía Đông kinh thành Thăng Long mà còn là nơi ghi dấu lại nét đặc trưng của phong cách kiến trúc thời nhà Nguyễn với quy mô kiến trúc khá lớn, quay theo hướng Nam, được bố trí hết sức hài hòa với nghi môn, phương đình, đại bái, cung cấm, thiêu hương, nhà hội đồng ở phía sau đền.
Bên cạnh đó còn sở hữu nét kiến trúc điêu khắc từ thời Lý, Trần mang tính nghệ thuật cao. Nhưng vẫn lưu giữ những tư liệu quý giá về lịch sử Thăng Long – Hà Nội. Đền Bạch Mã là một công trình đồ sộ, mặc dù đã trải qua nhiều lần trùng tu. Nhưng vẫn được gìn giữ và bảo quản khá tốt. Hiện nay trong đền vẫn còn lưu giữ được hơn 15 tấm bia ghi chép sự tích đền và thần. Các nghi lễ cúng bái cũng như lịch sử các lần trùng tu tôn tạo.
Đền Voi Phục – nơi thần vị thời trấn giữ phía Tây
Thuộc địa phận phường Cầu Giấy, Ba Đình, đền Voi Phục nằm bên hồ Thủ Lệ. Ngôi đền nép mình giữa những tán cổ thụ lớn xanh mát. Được xây dựng vào năm 1065 của thời nhà Lý và trấn giữ phía Tây kinh thành Thăng Long xưa. Đền thờ thần Linh Lang – Hoàng tử thứ 4 của vua Lý Thánh Tông và cung phi thứ 9 đã có công đánh giặc.
Trải qua biết bao biến cố và chiến tranh, đặc biệt là sau khi bị thực dân Pháp phá huỷ. Đền đã nhiều lần được trùng tu, sửa chữa và đến ngày nay đã trở nên khang trang hơn. Do đó, ngôi đền có nhiều sự thay đổi so với ban đầu. Cửa đền có đắp hai tượng voi quỳ nên nhân dân gọi di tích này là đền Voi Phục. Đi vào phía trong đền, bạn sẽ được ngắm nhìn nhiều chi tiết chạm khắc hình rồng cùng các hoạ tiết trang trí hoa lá tỉ mỉ trong khung cảnh vô cùng yên tĩnh và thanh bình. Đền không chỉ có vẻ đẹp kiến trúc đặc sắc mà còn mang nhiều ý nghĩa tâm linh thiêng trong bản sắc văn hoá độc đáo của dân tộc.
Trong đền còn có hai pho tượng được làm bằng đồng và có hòn đá to có vết lõm, là nơi Hoàng tử Linh Lang nằm gối đầu lên rồi hóa thành con giao long trườn xuống hồ. Mặc dù đã trải qua khá nhiều lần trùng tu, kiến trúc ngôi đền cũng đã thay đổi khá nhiều, mặc dù vậy ngôi đền vẫn giữ được vẻ uy nghi, sự linh thiêng vốn có.
Đền Kim Liên – Nơi thờ vị thần Cao Sơn Đại Vương
Được xây dựng vào thế kì 16-17, đền Kim Liên là ngôi đền trấn giữ kinh thành ở phía Nam. Và là nơi thờ thần Cao Sơn Đại Vương. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, đền Kim Liên đã được sửa chữa, tu tạo lại. Sau này đền được bổ sung thêm cổng tam quan và các kiến trúc mới tạo nên đình Kim Liên. Các công trình trong đền được trang trí với các hoạ tiết và hoa văn công phu, sinh động. Bên cạnh đó, đền còn mang đậm phong cách kiến trúc nghệ thuật thời Nguyễn. Ngoài ra, đền còn lưu giữ những tấm bia đá mang nhiều giá trị lịch sử đặc sắc.
Tương truyền, thần Cao Sơn còn là vị thần núi, có công trấn giữ sơn mạch nước Việt tự ngàn xưa. Đền được xây dựng trên một gò đất cao ở phía Đông, cổng đền hướng về phía Tây, bước từ sân lên phải qua chín bậc gạch, hai bên thềm là hai con sấu đá có niên đại từ thời nhà Lê, tam quan được xây giống kiểu nhà hoàn chỉnh có bốn cột trụ ở bốn góc tường. Kiến trúc của tam quan rất đặc biệt, được chạm khắc hết sức tinh xảo với nhiều lớp hình tứ linh đẹp đẽ.
Vào ngày 16 tháng 3 Âm lịch hàng năm, dân làng Kim Liên lại tổ chức lễ hội truyền thống. Với các hoạt động tế lễ để báo đáp ơn thần cùng nhiều trò chơi dân gian đặc sắc. Như cờ người, chọi chim, thi đấu võ thuật, bóng bàn,… thu hút đông đảo người dân tham gia.
Đền Quan Thánh – nơi thờ vị thần Huyền Thiên Trấn Vũ
Trấn giữ phía Bắc của kinh thành là đền Quán Thánh (hay còn được gọi là đền Trấn Vũ). Ngôi đền nằm ngay ngã tư đường Quán Thánh với đường Thanh Niên, đối diện Hồ Tây luôn mát mẻ. Đền thờ Huyền Thiên Trấn Vũ- là vị thần đã có công trừ tà diệt quái. Đền được xây dựng vào năm 1010 dưới triều vua Lý Thái Tổ, là một ngôi đền mang nét kiến trúc khá đẹp, độc đáo.
Kiến trúc trong đền có tính nghệ thuật cao với những mảnh chạm khắc trên gỗ vô cùng độc đáo. Nổi bật nhất trong đền là tượng Trấn Vũ uy nghiêm được đúc bằng đồng đen. Tượng với chiều cao gần 4m và nặng khoảng 4 tấn. Tượng Trấn Vũ đã thể hiện nghệ thuật đúc đồng và tạc tượng độc đáo. Và cũng như khẳng định sự tài hoa và tinh tế của những nghệ nhân Hà thành. Đền Quán Thánh không chỉ là một công trình độc đáo về mặt kiến trúc mà còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa của người Hà Nội xưa. Đến nay, vào ngày mồng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm, đền đều tổ chức lễ hội để người dân tưởng nhớ người đã có công diệt trừ tà ma, yêu quái để người dân luôn được bình yên.
Thăng Long Tứ Trấn không chỉ là những di tích văn hóa lịch sử. Mà nơi đây còn là biểu tượng của đời sống tâm linh và văn hoá của người Việt.
- Phụ nữ thông minh nên nắm được 3 bí quyết “bơ” đàn ông: Đừng dễ dàng cho họ những điều này thì họ sẽ càng mê mệt bạn
- Mặt đường cao ngang nóc nhà: Khẩn thiết “đòi” 50 tỷ đồng đền bù
- Quảng Ninh: Bỏ nghề thợ mộc vào rừng nuôi cá đặc sản, lão nông phấn khởi thu về hàng trăm triệu
- Vì sao nhiều phụ nữ thích ‘yêu’ vào ngày rụng trứng?
- Nghịch lý: Bán 100m2 đất quê đủ tiền mua 1 căn chung cư trên Hà Nội