Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
104 lượt xem

Bỏ phố về quê trồng cỏ lạ, chăm nhàn mà thu hàng chục triệu/tháng khiến cả làng phục lăn

Bỏ phố về quê trồng cỏ lạ, chăm nhàn mà thu hàng chục triệu/tháng khiến cả làng phục lăn

Nhờ trồng cỏ lạ mà anh Đỗ Văn Thao sinh năm 1991, xã Khánh Hồng, huyện Yên Khánh (Ninh Bình) tạo dựng cơ nghiệp, mỗi tháng thu về hàng chục triệu đồng

Anh Thao kể, năm 2017 được tham dự hội thảo về chống biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Tại đây, anh mới biết đến loại cỏ Vetiver có vai trò quan trọng với môi trường, giúp chống xói mòn đất, chống sạt lở, giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, cỏ hương bài còn có nhiều tác dụng khác vì tinh dầu rất quý hiếm.

Nghĩ ngay đến việc đất quê mình quanh năm cỏ mọc tốt um tùm hơn các cây trồng khác, bố mẹ và bà con nông dân một nắng hai sương với đủ thứ cây trồng cũng không đủ ăn, anh Thao tìm hiểu và quyết mua giống loại cỏ lạ này đưa về quê trồng, với hy vọng đổi đời.

Thời điểm đó, cây cỏ Vetiver là cái tên xa lạ với người dân xã Khánh Hồng, huyện Yên Khánh và cả tỉnh Ninh Bình. Tại địa phương chưa có ai trồng loại cỏ này. Vì thế, không một người nào tin cây cỏ lạ này sẽ mang về giá trị kinh tế cao. Còn anh Thao thì cứ âm thầm thực hiện đam mê của mình.

“Lúc đầu mình cũng mơ hồ về cây cỏ này nên chỉ dám trồng 3 sào trên diện tích đất của gia đình để thử nghiệm. Khi đó chưa có kinh nghiệm, cỏ chết nhiều, trồng đến đâu chết đến đó. Có lúc mình nhụt ý chí, nhưng vì lời ra tiếng vào nên mình quyết tâm làm bằng được” – anh Thao tâm sự.

Đến thời điểm hiện tại, anh Thao đã thành công ngoài mong đợi nhờ giống cỏ lạ này.

“Cỏ Vetiver từ lúc trồng đến lúc thu hoạch rễ khoảng một năm. Nếu tách cây bán giống thì chỉ cần 7 tháng. Trồng cỏ này chẳng khác gì trồng lúa nhưng năng suất, thu nhập thì cao gấp 2-3 lần trồng lúa” – anh Thao khẳng định.

Chàng nông dân 9X tính nhẩm, nếu trồng một sào cỏ Vetiver lấy rễ, sau một năm có thể thu khoảng 80kg rễ khô, giá bán là 200.000 đồng/kg. Mỗi sào trừ hết chi phí, thu nhập đã hàng chục triệu đồng. Chưa kể, nếu bán giống cỏ thì thu nhập cũng rất cao.

Hiện nay anh Thao đang trồng khoảng 2,5 ha cỏ Vetiver tại địa phương. Trong đó, trong đó 1,5 ha anh khoán cho người dân trong xã làm, còn lại chừng 1 ha gia đình tự sản xuất.

Giống cỏ Vetiver đang trồng và chăm sóc được anh Thao cung cấp giống cho các công trình chống sạt lở, giúp bảo vệ hồ đập, kênh mương, đường bộ, bờ sông, bờ hồ thủy điện không bị bồi lấp… Mỗi năm, gia đình anh bán hơn 1,5 triệu cây cỏ Vetiver giống.

Để nâng cao thu nhập, anh Thao đã nghiên cứu và tự sản xuất ra loại nhang hương độc quyền từ loại cỏ lạ này. Đến nay, sau 4 năm, sản phẩm hương hồng hạc của gia đình anh đã có thương hiệu, bán rộng khắp cả nước.

Mỗi năm gia đình anh Thao bán ra thị trường khoảng 20 nghìn hộp hương, trừ hết chi phí còn lãi khoảng 30 triệu đồng/tháng. Hiện cơ sở sản xuất của gia đình anh đang tạo công việc cho 5-7 lao động là người địa phương với mức thu nhập từ 150 – 300 nghìn đồng/người/ngày.

Anh Thao dự định sẽ phát triển thêm mô hình từ cây cỏ Vetiver là dùng lá cỏ làm nguyên liệu sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, mở rộng thị trường với sản phẩm hương nhang để xuất khẩu ra nước ngoài.

Chị Nguyễn Thị Thu Hoài, sinh năm 1991, xã Khánh Hồng, huyện Yên Khánh (Ninh Bình) cũng là người đầu tiên tại Việt Nam phát triển sản phẩm hương nhang từ rễ loại cỏ này

Năm 2013, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Giao thông Vận tải, chuyên ngành Kinh tế xây dựng, chị Thu Hoài làm việc cho một tổ chức phi chính phủ chuyên về nông nghiệp tại Hà Nội với mức lương hơn 20 triệu đồng mỗi tháng. Có công việc ổn định, cơ hội thăng tiến cùng mức thu nhập trong mơ, nhưng sau 4 năm, chị bất ngờ xin nghỉ, về quê khởi nghiệp bằng việc trồng loại cỏ có tên Vetiver.

Thời điểm ấy, Vetiver là cái tên xa lạ với người dân, tại Yên Khánh và cả tỉnh Ninh Bình, chưa có ai trồng loại cỏ này và cũng chẳng ai tin rằng, cỏ lại mang về giá trị kinh tế cao. Được biết, cơ duyên của chị Hoài và cỏ Vetiver bắt đầu vào cuối năm 2017, khi chị tham dự một hội thảo về chống biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Tại đây, chị được giới thiệu cỏ Vetiver có vai trò quan trọng với môi trường, giúp chống xói mòn đất, chống sạt lở, giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ cơ sở hạ tầng…

Hình ảnh người nông dân nước ngoài cầm cụm cỏ cao quá đầu, rễ dài hàng mét để lại ấn tượng mạnh với cô gái trẻ, thôi thúc chị tìm kiếm nhiều tài liệu về loại cỏ này. Cỏ Vetiver đã xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1999 nhưng chưa được nhân rộng và ứng dụng phổ biến. Bên cạnh giá trị với môi trường, tinh dầu của loài cỏ này còn là chất định hương cao cấp của nước hoa, sử dụng nhiều trong các thương hiệu nước hoa xa xỉ, nổi tiếng thế giới.

Càng tìm hiểu, chị Hoài càng có niềm tin mình có thể làm gì đó để phát triển cỏ Vetiver. Khi nghĩ tới cách tạo ra mô hình kinh tế từ loại cỏ này, chị nghĩ ngay tới hương nhang: “Mùi hương từ cây cỏ này rất dễ chịu và được coi là mùi hương của hoàng tộc. Tại sao mình không kết hợp mùi hương ấy với hương nhang – sản phẩm mang đậm văn hóa dân gian của người Việt?”. Sản phẩm hương nhang mà chị hướng tới là sản phẩm sạch, không chứa hóa chất độc hại, an toàn cho người sử dụng, với hai thành phần chính là bột bời lời và bột rễ cỏ Vetiver.

Nghĩ là làm, vợ chồng chị quyết định nghỉ việc, tìm về làng hương tại Hải Dương tìm hiểu cách làm cũng như thử nghiệm sản phẩm hương nhang từ rễ cỏ Vetiver. Tuy nhiên, lặn lội khắp nơi, họ chỉ nhận về những cái lắc đầu từ chối với chung câu trả lời: hương không có chất cháy sẽ tắt, hương phải có đậu tàn. Không bỏ cuộc, anh chị tiếp tục tìm kiếm, may mắn, chủ một cơ sở sản xuất hương tại Nam Định hiểu được mong muốn tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường nên đồng ý giúp.

Từ đây, nén hương đầu tiên từ rễ cỏ Vetiver ra đời, khởi đầu cho quy trình sản xuất đồng loạt sản phẩm hương nhang mang thương hiệu riêng của anh chị. Hoàn thiện sản phẩm mới là thành công bước đầu, bài toán tiếp theo họ phải giải là khâu tiêu thụ và quảng bá sản phẩm, làm thế nào để chúng phổ biến rộng rãi tới người dùng và mang lại lợi nhuận cao. Từ đây, vợ chồng chị tập trung đầu tư thiết kế bao bì bắt mắt, mang dấu ấn thương hiệu, đồng thời phân loại, hình thành chân dung khách hàng. Trong đó, bao bì được lấy ý tưởng từ con hạc ngậm sen trong tranh chùa Hương Tích của dòng tranh dân gian Đông Hồ.

Từ 3 sào đất trồng thử nghiệm, giờ đây, anh chị có gần 2,5 ha trồng cỏ Vetiver, trong đó 1,5 ha đã khoán cho người dân trong xã. “Mỗi năm tôi cung cấp ra thị trường hơn 1,5 triệu cây cỏ Ventiver giống và 20 nghìn hộp hương. Sau khi trừ hết chi phí, lợi nhuận thu về mỗi tháng là gần 30 triệu đồng”, chị Thu Hoài cho hay.

Chị Hoài cho biết, trong thời gian tới, chị sẽ phát triển thêm các dự án mới từ cỏ Vetiver, dùng lá cỏ làm nguyên liệu sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ. Bên cạnh đó, mở rộng thị trường với sản phẩm hương nhang ra nước ngoài, có thể xuất khẩu sang Nhật Bản.

 

Bài viết cùng chủ đề: