Gia đình chị Hồ Thị Hiền chuyển sang nuôi dê khi tiêu mất giá, sau vài năm chị đã cất được căn biệt thự to nhất nhì xã Lộc Thuận, huyện Lộc Ninh, Bình Phước.
Kịp thời chuyển đổi
Có được cơ ngơi như hôm nay vợ chồng chị Hiền đều nhờ vào đàn dê 150 con, trong đó có 50 dê sinh sản, dù trước đó gia đình chị được vinh danh hộ sản xuất, kinh doanh giỏi từ cây tiêu.
Căn nhà của gia đình chị Hiền cũng là một trong số ít những căn biệt thự to nhất xã với phần sân có thể đậu đủ chục chiếc xe hơi. Căn nhà này chị Hiền mới xây năm 2021, tổng chi phí gần 3 tỷ đồng, cũng một phần nhờ đàn dê. Gia đình chị có mấy ha, lúc trước chỉ trồng tiêu, nhưng dược vài năm tiêu rớt giá. Sau mới nuôi dê để tận dụng nguồn thức ăn có sẵn từ trụ tiêu sống.
“Ban đầu nuôi có hơn chục con, sau dê đẻ, nuôi luôn, rồi cứ vậy, đàn dê tăng dần. Còn vườn tiêu, phần chăm sóc cực, phần vì giá rớt nên cứ lụi dần, tôi thay thế bằng bưởi da xanh. Đến giờ bưởi cũng cho thu hoạch. Ngoài dê, cây bưởi cũng cho thu nhập không kém gì tiêu. Nhưng hiện thu nhập chính vẫn là từ con dê”, chị Hồ Thị Hiền chia sẻ.
Anh Oai cho biết, gia đình chị Hiền nổi bật ở địa phương là sản xuất giỏi, nhạy bén trong vấn đề chuyển đổi nhanh cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Thời điểm cây tiêu tụt giá, cây tiêu cɦết hàng loạt, vợ chồng chị đã nhanh chóng chuyển đổi sang trồng cây ăn trái, còn các trụ tiêu sống lá sum xuê, bỏ phí nên chị bắt đầu nuôi dê, nhờ vậy mà không bị sốc trước tình trạng cây tiêu thất bại, ngược lại vẫn giữ được đà tăng trưởng đều đều.
Trong khi các gia đình khác chủ yếu nuôi 1 loại dê và bán dê thành phẩm, chị Hiền nuôi dê thàh phẩm, dê sinh sản và dê giống với nhiều giống như Bách Thảo, Hòa Lan, Boer (đầu xô), dê bách thảo, dê lai đầu xô.
“Sao chị không nuôi một loại mà cùng lúc nuôi nhiều giống dê vậy?”, tôi hỏi. “Mỗi giống dê có ưu điểm riêng. Ví dụ dê bách thảo là giống dê ta thuần, nuôi cũng dễ, nhưng ít thịt, lâu sinh, còn dê đầu xô thì trọng lượng lớn, nhiều thịt, nhanh đẻ, lợi nhuận cao hơn. Nhưng có nhiều nơi họ lại chuộng thịt dê thành phẩm bách thảo. Còn dê lai có ưu điểm của cả 2 loại trên, thịt cũng ngon. Mình nuôi nhiều loại để đáp ứng nhu cầu thị trường. Đôi khi giống này bán khó, giống khác lại dễ, lúc khá lại ngược lại”, chị Hiền đáp.
Hiện nay, gia đình chị Hiền có 3 dãy chuồng dê, trong đó chia riêng từng chuồng cho dê sinh sản, thành phẩm, dê giống. Bình quân mỗi năm gia đình chị xuất bán 2 lần, mỗi lần khoảng 50 con dê thành phẩm, 50 dê giống. Những con dê đủ trọng lượng xuất, nếu chưa có người mua, chị cho sinh sản lấy con giống.
“Dê là con vật dễ nuôi, ít bệnɦ, sức đề kháng cao, nguồn thức ăn dồi dào. Dê mới sinh mình hướng dẫn cho bú sữa mẹ, sau khoảng nửa tháng thì ăn dặm cỏ voi thái nhuyễn, và dần dần chỉ ăn lá, cỏ trong vườn chứ không ăn cám nữa. Nếu tính khu vực miền Đông (từ Đồng Nai trở vào), thì con dê của tỉnh Bình Phước vẫn luôn có giá cao hơn các tỉnh khác vì chất lượng ngon hơn”, chị Hiền nói.
Tỉnh táo với thị trường
Chị Hiền cho biết, dê có nhiều loại giá, tuỳ theo trọng lượng, giống. Loại dê thành phẩm trọng lượng 30 kg hơi/1 con có giá khoảng 125.000 đồng/kg. Loại từ 10 – 15kg lại có giá tới 155.000 – 160.000 đồng/kg. Sở dĩ loại này giá cao vì được một số trại dê quy mô lớn mua về nuôi vỗ béo.
“Họ tính toán hết rồi. Tôi ví dụ, 1 con dê 15kg, giá bán 160.000 đồng/kg, hết khoảng 2,4 triệu đồng, về nuôi thêm từ 4 tháng, đạt trọng lượng 40kg, chi phí nuôi hết khoảng 1,5 triệu đồng. Nếu xuất bán với giá 125.000 đồng/kg hơi thì 1 con dê 40kg họ kiếm được cả triệu tiền lời rồi. Những chỗ mua vỗ béo như vậy họ thường nuôi đàn từ cả trăm con trở lên. Nếu mỗi con lời 1 triệu, một năm nuôi 2 lứa như vậy, họ kiếm cả mấy trăm triệu, đâu có ít đâu”, chị Hiền phân tích.
“Đúng là lời nhiều, vậy sao chị không làm mô hình nuôi vỗ béo này”, tôi hỏi. “Đâu có dễ anh. Thứ nhất là cần đầu tư chuồng trại quy mô, hiện đại hơn, thứ 2 là kỹ thuật chăm vỗ béo cũng khác. Quan trọng nhất là thị trường. Mình làm theo họ mà không tính đến đầu ra, đến khi dê đạt trọng lượng cần xuất mà không ai mua thì sạt nghiệp như chơi”, chị Hiền đáp.
Chính vì lường trước những khó khăn này mà gia đình chị Hiền chỉ đầu tư vừa sức mình, mặc dù mô hình chăn nuôi dê của chị Hiền cũng thuộc loại lớn ở Lộc Thuận. Hồi xưa mới nuôi, chị Hiền cũng gặp nhiều khó khăn do chưa hiểu hết tập tính của loài dê, chưa có kinh nghiệm. Ban đầu cũng thất bại do dê con, dê mẹ cùng bệnɦ. Vợ chồng chị phải mày mò tìm hiểu vất vả lắm, đi các trại dê sinh sản lớn đẻ học hỏi, ghi chép kỹ về nguyên nhân, biểu hiện bệnɦ, cách phòng, trị bệnɦ, cách lựa chọn con giống…
“Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, cuối cùng cũng thành công. Đến giờ, tôi thấy con dê rất dễ nuôi, như nuôi bò cỏ, ít bệnɦ. Dê nuôi khoảng 6 tháng có thể đạt trọng lượng từ 30 – 40kg tuỳ giống. Một điều cần lưu ý khi nuôi dê sinh sản là đổi dê đực sau mỗi năm để tránh cận huyết”, chị Hiền tâm sự.
Chị Hiền cho biết, cách đây mấy năm, nguồn thu từ loại dê mẹ khá lớn. Khi đó, nhiều hộ muốn có dê đã bắt đầu sinh sản, nên thường mua loại dê này. Giá cao hơn dê thành phẩm. “Mấy năm trước, giá một ký dê mẹ từ 150.000 – 160.000 đồng. Từ sau dịch Covid-19, giá cả bấp bênh nên ít người tăng đàn, giá dê mẹ giảm có khi chỉ còn 1 nửa so với trước. Trong khi đó, nhiều người lại muốn bán dê mẹ, giảm đàn”, chị Hiền nói.
Theo Phan Quốc Oai, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Thuận, con dê đã giúp nhiều hộ dân địa phương thoát nghèo, thay thế cây tiêu mất giá, thua lỗ. Nhưng hiện nay, do ảnh hưởng dịch Covid-19, thị trường có phần hơi ảm đạm, nhưng nói như vậy không phải là nuôi dê thất bại vì thị trường dê thành phẩm vẫn có giá và đang có chiều hướng tăng.
Theo nongnghiep.vn
- Trẻ có 3 dấu hiệu này cha mẹ cần chấn chỉnh ngay kẻo càng lớn càng "khó trị"
- 80-Pound Pet Cougar Rescued From NYC Apartment, Being Transported to Sanctuary
- 8 hành vi này cho thấy trẻ sẽ cực kỳ thông minh trong tương lai
- 4 kiểu đồ là khắc tinh với hội chị em thấp bé: Cứ diện vào là dìm dáng tả tơi
- Lâm Đồng: 9X có ngày thu về 30 triệu đồng nhờ trồng loại cây quen thuộc chỉ bán giống