Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
138 lượt xem

Bình Phước: Ông lão 68 tuổi nuôi lươn không bùn chơi nhưng ăn thật, “đút túi” khoảng 350 triệu đồng

Chỉ với diện tích 32 m2, nhưng với cách nuôi khoa học, cùng với tư duy khám phá nên sau một năm, gia đình ông Nguyễn Kim Sao thu lãi hàng trăm triệu đồng từ bán lươn thương phẩm.

Đây là một trong những mô hình nuôi lươn không bùn thành công đầu tiên ở xã Long Tân.

Cuối năm 2020, trong một chuyến đi Cà Mau, ông Sao (thôn 4, xã Long Tân, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước) có cơ duyên được tận mắt thấy mô hình nuôi lươn không bùn, hiệu quả kinh tế cao. Mặc dù đã ở tuổi 68, nhưng với bản tính cần cù, chịu khó, năng động trong phát triển kinh tế và nhất là sự hứng thú với chăn nuôi, đã thôi thúc ông tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm, để áp dụng đầu tư.

Đầu năm 2021, ông bắt tay vào xây dựng mô hình. Tận dụng đất trống xung quanh nhà và vật liệu sẵn có, ông xây 8 ô bể, lót bạt xung quanh, mỗi bể dùng lưới chia làm 2 ngăn, mỗi ngăn có diện tích khoảng 2m2, đầu tư hệ thống ống nước, để thay nước hàng ngày.

Sau khi hoàn thiện, khử khuẩn, ông liên hệ mua lươn giống với mức giá hơn 2 triệu đồng/1kg về thả nuôi. Ban đầu do chưa nắm chắc kỹ thuật, thay nước không kịp thời nên cũng xảy ra sự cố lươn cɦết. Không nản trí, đến nay ông Sao đã có cách chăm sóc khoa học, đúng quy trình nên mô hình nuôi lươn không bùn của ông đã ổn định, phát triển tốt và cho thu nhập.

Theo ông Sao, để lươn sinh trưởng, phát triển tốt, trước tiên khi làm bể nuôi phải đảm bảo yếu tố thoáng mát. Lươn khá mẫn cảm với môi trường nước trong bể, vì vậy hàng ngày phải thay nước sạch sau khi cho ăn; trên mặt nước nhất định phải rải nhiều sợi nilon làm giá thể để lươn trú ngụ.

Thay vì nuôi lươn bằng cám công nghiệp, ông Sao đầu tư nuôi trùn Quế, hàng ngày xay nhiễn trùn trộn với cám viên cho Lươn ăn, vừa giảm tải lượng cám vừa cung cấp chất dinh dưỡng tốt nhất, giúp lươn khỏe mạnh, nhanh lớn. Bên cạnh đó, phải chú trọng phòng trị các bệnɦ thường gặp và khử khuẩn bể nuôi….

Khoảng 12 tháng nuôi, lươn thương phẩm đủ tuổi, thịt dai, ngon, giàu chất dinh dưỡng, mỗi con đạt trọng lượng từ 3 – 400 gam, thì có thể xuất bán, với giá hiện nay từ 150 đến 170 nghìn đồng/1kg. Sau 1 năm, với diện tích 32m2, nuôi khoảng 9.000 con lươn, trừ chi phí ông Sao thu lãi khoảng 150 triệu đồng.

Ông Sao cho biết thêm: “Mô hình nuôi lươn này rất hiệu quả, đầu tư chuồng trại đơn giản, chi phí thức ăn phải đầu tư ít, không tốn nhiều thời gian, mỗi ngày chỉ phải bỏ ra khoảng 15 phút cho lươn ăn và 15 phút thay nước, làm sao đảm bảo nước luôn sạch và trong thì con lươn sẽ đỡ bệnɦ. Xịt tɦuốc sát khuẩn để đảm bảo lươn khỏe mạnh. Bản thân tôi đã lớn tuổi thấy đây là mô hình chăn nuôi phù hợp với sức khỏe, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện tại tôi chỉ bán lẻ cho bà con xung quanh, tới đây lượng lươn nhiều hơn tôi sẽ liên hệ với chợ đầu mối dưới thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương để xuất bán”.

Tận dụng phụ phẩm từ phân và nước xả hàng ngày, ông Sao xây thêm 2 bể nuôi cá trê và cá rô phi, làm thức ăn cho đàn heo 25 con, phân heo dùng để nuôi trùn quế và bón cho vườn sầu riêng, chôm chôm. Theo ông Sao, tổng thu nhập từ tất cả cây trồng, vật nuôi trong mô hình khép kín rộng khoảng 3 sào đất xung quang nhà, năm vừa qua, sau khi trừ chi phí ông thu khoảng 350 triệu đồng.

Từ ưu điểm vượt trội với mô hình nuôi lươn không bùn và nhu cầu tiêu thụ lươn lớn, ông Sao dự định mở rộng quy mô, tăng số bể nuôi. Ngoài ra ông còn tiếp tục tìm hiểu, học hỏi để hướng tới nuôi lươn sinh sản, tự chủ về con giống và bán cho các hộ có nhu cầu. Ông Sao cho biết, sẵn sàng chia sẻ cách xây dựng bể, kinh nghiệm, kỹ thuật, cách phòng trị bệnɦ, cho những người dân có nhu cầu nuôi lươn, để phát triển kinh tế gia đình và góp phần đa dạng hóa mô hình chăn nuôi tại địa phương.

Báo Bình Phước

Bài viết cùng chủ đề: