Đến nay gia đình anh Tạ có thu nhập ổn định từ mô hình nuôi bò vỗ béo và dê thương phẩm mỗi năm trên 500 triệu đồng.

Với mô hình nuôi bò giống của địa phương không mang lại kinh tế cao, anh Nguyễn Thành Tạ (ở thôn Thượng Giang 2, xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, Bình Định) đã mạnh dạn phát triển mô hình nuôi bò vỗ béo 3B và nuôi dê thương phẩm thu nhập hơn nửa tỷ đồng mỗi năm.

Rẽ hướng nuôi bò ta địa phương sang nuôi bò vỗ béo 3B

Anh Nguyễn Thành Tạ nuôi bò ta giống của địa phương, giống bò này nhỏ, trọng lượng thấp nên hiệu quả kinh tế không cao. Sau bao ngày trăn trở, anh Tạ quyết định chuyển sang tìm hiểu mô hình nuôi bò vỗ bé. Vì thế, anh Tạ đi khắp nơi để học hỏi các mô hình nuôi bò vỗ béo 3B.

Theo anh Tạ, sau thời gian ngắn học tập kinh nghiệm và quyết định bán hết giống bò ta địa phương. Hiện tại gia đình anh đã có trên 30 con bò 3B; hơn 40 con dê bách thảo và dê bò đầu Socola trị giá trên 400 triệu đồng.

“Tôi tận dụng phần đất rộng gần 300m2 sau nhà để thiết kế hai dãy chuồng để nuôi bò và dê. Nuôi bò vỗ béo không khó, tuy nhiên người nuôi phải siêng năng, chịu khó là nuôi được. Để nuôi bò vỗ béo đạt hiệu quả, người nuôi sau khi mua con giống về phải tiêm thuốc xổ giun và bồi dưỡng, cho ăn cỏ, rơm, pha thêm nước cám và muối cho bò uống, thường xuyên theo dõi bệnh để chủ động phòng ngừa. Với cách làm này, đàn bò của anh Tạ luôn phát triển khỏe mạnh. Trung bình 1 con bò sau 3 tháng vỗ béo bán sẽ lãi ít nhất 3 triệu đồng/1 con. Cứ thế anh đi mua bò gầy về vỗ béo rồi bán, thu nhập bình quân mỗi tháng trên 30 triệu đồng”- anh Tạ chia sẻ.

Nuôi bò vỗ béo 3B kết hợp nuôi dê thương phẩm

Nhờ tham gia nhiều lớp tập huấn kỹ thuật về chăn nuôi do Hội nông dân xã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ – Nông nghiệp huyện tổ chức. Nhận thấy việc nuôi dê thương phẩm mạng lại hiệu quả hinh tế cao, cộng với kinh nghiệm tích lũy nhiều năm có được. Năm 1997 anh tiếp tục xây dựng chuồng trại nuôi dê thương phẩm.

Anh Tạ cho hay, nuôi dê thương phẩm vốn đầu tư ít, quay vòng nhanh, có thể tận dụng được thời gian lao động nông nhàn, thức ăn chủ yếu cây cỏ có sẵn, đặc biệt là giá bán ổn định và khá cao so với các loại vật nuôi khác. Ban đầu anh chỉ mua 3 cặp dê giống về nuôi, sau 6 tháng nuôi, dê đã cho sinh sản. Cứ thế mỗi năm dê mẹ đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 2 đến 3 con.

“Năm 2020, gia đình anh đã có dê để bán dê thịt, với dê giống từ 2-3 tháng tuổi, cân nặng 15 kg/con là có thể xuất chuồng, giá dê giống từ 160-180 nghìn đồng/kg. Còn dê thịt nuôi từ 6 đến 7 tháng trọng lượng khoảng từ 30-35kg, giá bán từ 100-140 đồng/kg, mỗi năm gia đình anh xuất bán khoảng 30 con dê giống và dê thịt. Hằng năm gia đình anh thu nhập trên 150 triệu đồng” – anh Tạ nói.

Cũng theo anh Tạ, để đảm bảo được nguồn thức ăn cho bò và dê, anh tận dụng 6 sào đất đồi để trồng cỏ, ngoài ra anh còn đi lấy cây lục bình ở các sông, suối, ao, hồ trên địa bàn để về nấu chín làm thức ăn. Bên cạnh đó, anh còn độn thêm một số thực thẩm dành cho bò và dê nhằm đảm bảo đủ chất dịch dưỡng.

Theo tìm hiểu, toàn bộ số bò và dê đều được anh nuôi nhốt chuồng chứ không chăn thả như các hộ nông dân khác.

Anh Tạ cho rằng: “Khi bò và dê nhốt chuồng thì mình có điều kiệu chăm sóc và theo dõi được bệnh tật để kịp thời điều trị. Vì vậy, đàn bò và đàn dê của anh luôn mạnh khỏe không bị bệnh”.

Đến nay gia đình anh Tạ có thu nhập ổn định từ mô hình nuôi bò vỗ béo và dê thương phẩm mỗi năm trên 500 triệu đồng.

Trao đổi với phóng viên, ông Huỳnh Thanh Danh, Phó chủ tịch Hội Nông dân huyện Tây Sơn cho biết, mô hình nuôi bò và dê thương phẩm ở địa phương hiện chưa nhiều. Hội Nông dân huyện sẽ xem xét tổ chức nhân rộng mô hình trong thời gian sắp tới.

“Thời gian sắp tới, đơn vị tiếp tục phối hợp với Ngân hàng CSXH huyện tạo điều kiện cho các hội viên nông dân tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển nhiều mô hình chăn nuôi. Bên cạnh đó, tiếp tục tuyên truyền, vận động nông dân chuyển đổi các loại vật nuôi sang hướng công nghiệp. Qua đó, chủ động phòng trừ dịch bệnh trên đàn vật nuôi, giữ vững và tăng trưởng đan vật nuôi, nhằm tăng thu nhập cho người dân, đảm bảo công tác an sinh xã hội tại địa phương” – ông Danh cho hay.