Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
657 lượt xem

Bắc Kạn: Nuôi con đặc sản đen sì chỉ cho ăn chay, chưa đến lứa thương lái đã hỏi mua, người xây nhà cửa khang trang, người có thu nhập trăm triệu

Nhờ nuôi lợn đen mà những nông dân ở nơi vùng cao đã có của ăn của để, người xây nhà cửa khang trang, người có thu nhập 400 triệu đồng/năm.

Năm 2015, anh Chu Văn Chanh thôn Nà Pùng, xã Cổ Linh, Pác Nặm (Bắc Kạn) khởi nghiệp từ nấu rượu bán lẻ và bán buôn với sản lượng trung bình 30 lít rượu/ngày. Anh nảy ra ý tưởng nuôi lợn cũng bắt nguồn từ đó.

Ban đầu ý định chỉ nuôi vài con để tận dụng bỗng rượu, cám gạo từ dịch vụ xay xát thóc và chuối nhà tự trồng được. Nhưng sau thấy có hiệu quả kinh tế, anh mở rộng chuồng trại và nuôi quy mô lớn hơn.

Hiện, gia đình anh Chanh duy trì nuôi trên 100 con lợn/năm với 02 loại giống là lai Đức và lợn đen bản địa. Anh Chanh cho biết: Nuôi lợn có thuận lợi là công việc cố định, tạo điều kiện việc làm cho mọi người trong gia đình.

Quan trọng nhất là khâu chọn con giống, trong quá trình nuôi chú ý tiêm phòng, vệ sinh chuồng trại, máng ăn sạch sẽ, phun khử trùng, tiêu độc và chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng, an toàn. Thức ăn cho lợn chỉ dùng trong 1 bữa, không dùng lại thức ăn thừa…

Về kỹ thuật nuôi lợn, anh học hỏi từ các nông dân khác, thú y viên, tham gia các lớp tập huấn do Hội Nông dân tổ chức và tự mày mò nghiên cứu, áp dụng. Chuồng trại được anh tự thiết kế, phân chia khu vực lợn giống, lợn thịt, lợn con theo từng chủng loại riêng biệt.

Mỗi chuồng có treo bảng theo dõi sức khỏe, thời gian tiêm phòng… Mặt sàn trong chuồng có độ dốc nhất định, giúp cho khâu vệ sinh sạch sẽ, chuồng lúc nào cũng khô ráo, thoáng đãng. Trong những ngày thời tiết giá lạnh, anh chú ý quây bạt, giữ ấm cho đàn lợn. Anh Chanh cũng xây dựng bể chứa biogas để vừa tránh mầm bệnh cho lợn, đảm bảo vệ sinh môi trường và tiết kiệm năng lượng.

Chính vì tuân thủ những điều kiện khắt khe mà gần 10 năm chăn nuôi, trang trại của gia đình chưa hề xảy ra dịch bệnh. Đàn lợn luôn khỏe mạnh, chất lượng thịt thơm ngon, đầu ra luôn ổn định, xuất bán trong tỉnh và tỉnh Cao Bằng. Trừ chi phí đầu tư, anh thu về trên 100 triệu đồng/năm. Bên cạnh việc chăm lo phát triển kinh tế gia đình, anh còn thường xuyên giúp đỡ bà con nông dân về kỹ thuật, kinh nghiệm chăn nuôi…

Ở huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai), anh Lò Láo Tả cũng có cuộc sống khá giả nhờ nuôi lợn đen bản địa.

Sinh năm 1991, anh Lò Láo Tả, thôn Tùng Sáng, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát (Lào Cai) là một trong những hộ nông dân điển hình vượt khó vươn lên làm giàu chính đáng trên quê hương mình. Khi nhắc đến gia đình anh, bà con trong thôn đều cảm phục bởi ý chí và sự cần cù trong lao động, sự chia sẻ, giúp đỡ của anh với mọi người.

Sau khi học hết THPT anh Tả không học Đại học mà trở về quê hương lập nghiệp. Khởi đầu lập nghiệp, do hoàn cảnh khó khăn, anh luôn chịu khó với công việc ruộng nương nhưng đời sống vật chất vẫn khó khăn, thiếu thốn. Không bằng lòng với cuộc sống chỉ đủ ăn, với sức trẻ cùng sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, sự ủng hộ và giúp đỡ của các cấp Hội và gia đình; trong 2 năm 2021-2022 cùng với số vốn dành dụm của gia đình, anh Tả mạnh dạn vay thêm 400 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH huyện đầu tư xây chuồng trại, khu chăn thả chăn nuôi lợn đen bản địa và lợn lai rừng.

Trong quá trình chăn nuôi, anh Tả luôn học hỏi kinh nghiệm, đồng thời áp dụng khoa học kỹ thuật, các biện pháp phòng chống dịch bệnh nên đàn lợn của gia đình anh phát triển rất ổn định. Với gần 20 con giống ở thời điểm đầu tiên, đến nay anh đã phát triển lên quy mô trang trại, duy trì tổng đàn lợn 200 con. Trung bình mỗi năm, từ việc bán lợn thịt và lợn giống, gia đình anh Tả thu về từ 350 – 400 triệu đồng. Ngoài ra, gia đình anh còn chủ động trồng thêm chuối, sắn, ngô làm thức ăn cho lợn, do đó giảm được rất nhiều chi phí đầu vào. Với trên 3 ha đồi rừng anh Tả còn đầu tư nuôi dê, gà, vịt và trồng các loại cây như quế, keo, mỡ…

Anh Lò Láo Tả, thôn Tùng Sáng, xã A Mú Sung cho biết: “Mới đầu em nuôi ít, sau 2 năm phát triển tổng đàn của em bây giờ duy trì từ 150 đến trên 200 con. Mô hình của em được nhiều người quan tâm đặc biệt là cấp ủy, chính quyền từ huyện đến xã. Em cũng đã mạnh dạn vay vốn mở rộng thêm chuồng trại chăn nuôi. Đến thời điểm này mô hình của em đạt hiệu quả kinh tế khá tốt, mang lại thu nhập cho gia đình”.

Bài viết cùng chủ đề: