Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
121 lượt xem

Bắc Giang: Nuôi tập đoàn con ăn cỏ, bán một con có ngay 80 triệu đồng, mỗi năm thu lãi tiền tỷ

Tận dụng lợi thế bãi chăn thả rộng lớn, nguồn thức ăn dồi dào, nông dân ở các xã vùng cao thuộc tỉnh Bắc Giang đã phát triển chăn nuôi ngựa bạch mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Anh Vi Văn Nhuần, xã Phong Vân (Lục Ngạn, Bắc Giang) cho biết, cuộc sống gia đình anh trước đây rất khó khăn, thế nhưng khoảng 2 năm trước nhờ tiếp cận được vốn vay của ngân hàng chính sách, anh Nhuần đã mua 3 ngựa bạch giống về chăn nuôi. Từ đó đến nay gia đình anh đã bán được 1 lứa ngựa giống với giá bán 45 – 50 triệu đồng một con. Nhờ đó mà đời sống kinh tế của gia đình anh Nhuần đã trở lên khấm khá hơn và đã mua thêm được 1 con ngựa nữa về gây giống tăng đàn.

Theo anh Nhuần, quá trình nuôi ngựa bạch hoàn toàn có thể tận dụng các loại thức ăn tự nhiên sẵn có như cỏ, lá ngô kết hợp với ngô hạt hoặc thóc xay. Mỗi hộ, chỉ cần đầu tư từ 50 – 60 triệu đồng là có thể mua được một con ngựa giống non khoảng 5 tháng tuổi. Nếu chăm sóc tốt, sau 3 năm là ngựa cái bắt đầu sinh sản, trung bình ngựa cái sẽ đẻ 1 con/năm.

Ngựa con 5 tháng tuổi là có thể xuất bán giống; nếu nuôi đến khi trưởng thành thì giá trị từ 50 – 55 triệu đồng/con, ngựa đực thì sẽ có giá trị kinh tế cao hơn, trung bình vào khoảng 55 – 60 triệu đồng/con. So với nuôi ngựa thịt hay nuôi trâu, bò thì việc nuôi ngựa bạch khá dễ mà lại yên tâm về đầu ra của sản phẩm.

“Việc chăn nuôi ngựa tương đối nhàn, không đòi hỏi quá cao về kỹ thuật, vừa tận dụng được diện tích chăn thả và nguồn thức ăn tự nhiên, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn”- anh Nhuần chia sẻ.

Theo các gia đình chăn nuôi ngựa bạch, những con ngựa được nuôi trên 5 tháng sẽ xuất bán với giá khoảng 50 đến 65 triệu đồng/con, gần gấp đôi so với ngựa thường. Đặc biệt, đối với ngựa bạch trưởng thành có giá bán từ 80 đến 120 triệu đồng/con.

Để đàn ngựa phát triển, tăng đàn, các hộ chăn nuôi đã chú trọng chăm sóc, chế biến và bổ sung thức ăn như: thóc, ngô, rơm rạ, cỏ khô, thân cây ngô. Công đoạn phòng, trị bệnɦ cho đàn ngựa được người dân đặc biệt quan tâm như: kỹ thuật vệ sinh, tiêu độc, sát trùng chuồng trại, cách ly, tiêm vắc xin phòng bệnɦ…

Trong nhiều năm qua, đàn ngựa bạch luôn sinh trưởng, phát triển tốt, đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, góp phần nâng cao đời sống của bà con dân tộc vùng cao của huyện Lục Ngạn.

Tại huyện Hiệp Hòa, nhiều hộ gia đình triển khai mô hình nuôi ngựa, trong đó gia đình anh Ngô Xuân Văn, thôn Nội Xuân, xã Mai Trung là một trong những hộ chăn nuôi ngựa lâu đời nhất ở địa phương.

Hiện nay gia đình anh đang nuôi 100 con ngựa, trong đó luôn duy trì từ 50 – 60 con ngựa bạch số còn lại ngựa đỏ và ngựa kim thương phẩm.

Giống ngựa bạch anh Văn mua làm giống chủ yếu từ các trang trại ngựa dưới Hà Nội và một số tỉnh lân cận.

Anh Văn cho biết, khi lựa chọn ngựa giống nên chọn ngựa từ 4 tháng tuổi trở lên, trọng lượng đạt khoảng 120kg hơi như vậy mới đảm bảo việc sinh trưởng và phát triển tốt nhất của ngựa.

Nguồn thức ăn chính của ngựa là cỏ vì vậy để đảm bảo thức ăn cho khoảng 100 con ngựa trong chuồng anh Văn đã giành 5 sào ruộng để trồng cỏ voi. Ngoài ra, gần thời điểm vỗ béo cho ăn thêm bã bia và cám hỗn hợp để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho ngựa phát triển một cách tốt nhất.

Một năm anh Ngô Xuân Văn thường vào ngựa hai lần, với ngựa thịt thường vào sớm hơn để kịp xuất bán vào thời điểm tháng 5 tháng 6, còn ngựa bạch thường xuất bán vào dịp tết, do nhu cầu người tiêu dùng xuất bán vào những thời điểm đó thường giá bán cao hơn các tháng khác trong năm.

Với giá bán ngựa bạch 6-10 tháng tuổi khoảng 70-80 triệu/con, ngựa kim, ngựa đỏ 40-50 triệu đồng/con. Sau khi trừ tất cả các loại chi phí mỗi năm gia đình anh Văn thu về khoảng trên 1 tỷ đồng từ tiền nuôi ngựa.

Thương hiệu & Sản phẩm

Bài viết cùng chủ đề: