Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
106 lượt xem

Bắc Giang: Bí quyết để người dân thu 1.500 tỷ đồng/năm từ nuôi gà đồi Yên Thế

Nghề nuôi gà đồi đặc sản cho hiệu quả cao nhất phải kể tới huyện Yên Thế (Bắc Giang). Người dân nơi đây đã đúc kết ra bí quyết để gà cho chất lượng cao, thu về 1.500 tỷ đồng/năm.

Đặc sản sinh sôi trên đồi

Theo người dân địa phương, gà đồi Yên Thế là một giống gà bản địa của Việt Nam được nuôi theo hình thức chăn thả ở đồi như: gà hồ, gà lai hồ, gà ri và gà mía.

Gà ngon do rất nhiều yếu tố, chủ yếu vẫn là diện tích đất đai rộng lớn, gà có không gian chạy nhảy, kết hợp với không khí mát mẻ, nguồn nước, nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào và kỹ thuật chăn nuôi chất lượng.

Xuất phát từ việc tận dụng những vườn vải, vườn nhãn rộng bạt ngàn, từ năm 2006, trên địa bàn huyện Yên Thế đã dấy lên phong trào chăn nuôi gà đồi giống địa phương dưới tán cây rừng và cây ăn quả.

Đến năm 2011, gà đồi Yên Thế của tỉnh Bắc Giang đã trở thành thương hiệu vật nuôi đầu tiên của Việt Nam được cấp Chứng nhận độc quyền nhãn hiệu. Từ đó đến nay, Gà đồi Yên Thế đã trở thành vật nuôi giúp nông dân Bắc Giang thoát nghèo nhanh chóng.

Huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang có điều kiện tự nhiên, sinh thái, thổ nhưỡng thuận lợi trong phát triển ngành nông nghiệp đa dạng với nhiều mô hình kinh tế vườn đồi, vườn rừng gắn với phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gà.

Với những cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư, phát triển sản xuất đã đưa chăn nuôi thành ngành hàng chủ lực, trong đó chú trọng tới công tác nâng cao chất lượng giống, phòng chống dịch bệnh, chuẩn hóa quy trình, quy hoạch vùng chăn nuôi, đặc biệt phối hợp với các đơn vị chức năng của tỉnh Bắc Giang xây dựng vùng chăn nuôi gà đồi an toàn dịch bệnh đã thực sự mang lại hiệu quả.

Hiện nay, huyện Yên Thế đã hình thành lên các vùng sản xuất tập trung tại các xã như: Đồng Tâm, Đồng Kỳ, Canh Nậu, Tiến Thắng, Tam Hiệp, Tam Tiến… với gần 4.000 hộ chăn nuôi thường xuyên. Hằng năm, các hộ chăn nuôi cung cấp ra thị trường 12-14 triệu con và trên 10 triệu quả, giá trị sản xuất khoảng 1.500 tỷ đồng.

Theo UBND huyện Yên Thế, hiện nay tổng đàn gia cầm duy trì ổn định 4-4,5 triệu con (trong đó đàn gà ổn định 3,8 – 4 triệu con), cơ cấu giống gà theo hướng đa dạng sản phẩm.

Thời gian qua, bên cạnh đó, tổng đàn được điều chỉnh hợp lý từng thời điểm trong năm nhằm phù hợp yêu cầu thị trường và tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất thông qua phát triển các THT, HTX trong chăn nuôi…

Để hoạt động sản xuất ngày càng hiệu quả, công tác chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất được tập trung chỉ đạo, nhiều công nghệ mới, công nghệ cao được ứng dụng vào sản xuất gà đồi đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất và phát triển theo hướng bền vững.

Những tỷ phú gà đồi Yên Thế

Chị Hoàng Thị Thu Hà, một hộ chăn nuôi gà đồi tại Tổ dân phố Mạc 1, thị trấn Phồn Xương, huyện Yên Thế bắt đầu nuôi gà từ năm 2011 với quy mô chỉ vài trăm con 1 lứa.

Đến nay gia đình chị Hà thường xuyên với quy mô bình quân từ 2.000 – 4.000 con/lứa, mỗi năm xuất bán được khoảng 10.000 con, nhờ có chăn nuôi mà kinh tế gia đình đã có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng cuộc sống đã được nâng lên.

Trong hơn 10 năm gắn bó với con gà, chị Hà đã chứng kiến rất nhiều thăng trầm của nghề như sự phát triển của thị trường, sự cạnh tranh, dịch bệnɦ,… đã được chứng kiến nhiều người tay trắng và nhiều người thành tỷ phú.

Theo chị Hà, việc chăn nuôi gà đồi đã có từ lâu nhưng người địa phương chỉ thành công rõ ràng hơn từ khi tham gia đề án “Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh cúm gia cầm và Niu-cát-xơn đối với đàn gà” năm 2021.

Trong quá trình tham gia, gia đình, các hộ chăn nuôi đã được cơ quan chuyên môn của tỉnh, của huyện tư vấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, trong đó trọng tâm vào các nội dung yêu cầu chăn nuôi an toàn dịch bệnh và người nuôi đã nhận thức được tầm quan trọng của nghề chăn nuôi gà.

“Muốn chăn nuôi phát triển bền vững giá trị sản phẩm thì cần phải chăn nuôi đảm bảo quy trình an toàn dịch bệnh. Từ khi tham gia xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh đối với đàn gà, người chăn nuôi đã nhận ra còn nhiều hạn chế về kiến thức trong chăn nuôi, đặc biệt trong quản lý đàn gà, chăn nuôi an toàn dịch bệnh, giúp nâng cao giá trị sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và đủ các điều kiện hướng đến xuất khẩu”, chị Hà chia sẻ.

Tại HTX Nông Nghiệp “Xanh” Yên Thế với mục tiêu chính là gìn giữ và phát triển thương hiệu “Gà đồi Yên Thế”, này đã vận động, liên kết được 97 hộ dân tham gia với quy mô bình quân trên 200.000 con gà/năm với tổng doanh thu hàng năm lên đến 7 tỷ đồng.

Ngoài việc hướng dẫn người dân chăn nuôi đảm bảo đúng quy trình theo tiêu chuẩn VietGAP và hữu cơ, hợp tác xã còn xây dựng khu nhà xưởng g.i.ế.t m.ổ rộng 550m2 đạt tiêu chuẩn HACCP.

Đối với sản phẩm gà đồi của thành viên và các hộ chăn nuôi có liên kết với HTX được chăn nuôi theo quy trình kỹ thuật của HTX, có sổ sách theo dõi, quản lý, đảm bảo thời gian nuôi cũng như thời gian cách ly các loại thuốc kháng sinh trước khi xuất bán ra thị trường theo quy định. Ngoài ra, các thành viên HTX cũng thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn về khoa học kỹ thuật do HTX và cơ quan chức năng cấp trên tổ chức.

Hiện, HTX Nông nghiệp xanh Yên Thế có 2 sản phẩm gồm: giò gà và thịt gà đóng túi hút chân không đã được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao.

Bài viết cùng chủ đề: