Ngôi nhà cổ đặc trưng Bắc Bộ đã trải qua hơn 2 thế kỷ nhưng vẫn giữ được nét cổ kính, rêu phong. Năm nào cũng có các đoàn làm phim về xin chủ nhân ngôi nhà để dựng cảnh phim…

Nhà cổ trên đỉnh núi!

Nhà cổ nằm trên một quả đồi cao hơn 100 mét tại xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, xung quanh nhà có nhiều cây sấu hàng trăm tuổi quanh năm tỏa bóng mát.

Căn nhà thuộc quyền sở hữu của ông Nguyễn Đình Do, 87 tuổi thuộc xã Tiên Phương (Chương Mỹ – Hà Nội). Ông Do là đời thứ 4 nối dõi và sử dụng căn nhà mà tổ tiên để lại.

Ngôi nhà giữa bạt ngàn cây xanh

Các bậc cao niên trong làng cho biết: Ngôi nhà được dựng hoàn toàn từ gỗ mít và xoan rừng với thế đất “c̼ư̼ỡ̼i̼ s̼ơ̼n̼, v̼ờ̼n̼ m̼â̼y̼” nên những ngày mây mù, nhìn từ xa ngôi nhà như quyện vào trong mây chiều. Xung quanh căn nhà có nhiều cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, quanh năm toả bóng mát tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu. Nằm trên đồi cao lại nhiều cây cối nên không khí rất trong lành.

Ông Do cho biết ông nội của ông trước đây là người đi buôn bán quả b̼ồ̼ k̼ế̼t̼ khắp các tỉnh thành, khi tích cóp được một số vốn kha khá đã dựng nên căn nhà trên. Theo gia phả ghi lại, căn nhà được dựng vào năm Mậu Tuất.

Ngôi nhà được xây theo lối nhà cổ truyền thống của người Việt xưa vùng Bắc bộ, có 5 gian với 3 gian chính và 2 gian buồng. Gian chính giữa sẽ là gian t̼h̼ờ̼ t̼ổ̼ t̼i̼ê̼n̼, hai gian hai bên t̼h̼ờ̼ ông bà, bố mẹ…

Điểm nhấn của ngôi nhà cổ là đôi hoành phi với câu đối: N̼h̼ấ̼t̼ m̼ạ̼c̼h̼, t̼h̼i̼ệ̼u̼ b̼ồ̼i̼, n̼g̼h̼ĩ̼a̼ c̼h̼í̼, n̼h̼â̼n̼ ̼c̼ơ̼,̼ t̼r̼u̼y̼ề̼n̼ t̼h̼ế̼ b̼ả̼o̼ – Với ngụ ý ngôi nhà xây dựng lên để truyền lại cho đời đời con cháu sau này. Câu đối thứ 2 với nguyên tác: T̼h̼i̼ê̼n̼ t̼h̼u̼, h̼ư̼ở̼n̼g̼ t̼ự̼, g̼i̼ả̼n̼ t̼ầ̼n̼, h̼o̼à̼n̼g̼ t̼h̼ủ̼y̼, v̼i̼ễ̼n̼ m̼u̼ô̼n̼ n̼h̼a̼n̼ – Tạm dịch là: Người có bát cơm rau thành tâm cho t̼i̼ê̼n̼ t̼ổ̼ sẽ sống t̼h̼i̼ê̼n̼ t̼h̼u̼ như dòng nước chảy.

 

Các họa tiết trang trí t̼i̼n̼h̼ x̼ả̼o̼

Một chữ cổ được khắc họa trên đầu k̼è̼o̼ nhà

Theo lý giải của ông Do, c̼h̼ớ̼p̼ cửa là nơi để lấy ánh sáng cũng như giao hòa không khí giữa trong và ngoài.

Những tấm l̼i̼ế̼p̼ trên hiên nhà được đan bằng tre hiện đang ngả màu thời gian. Li̼ế̼p̼ có chức năng che nắng, mưa, ngoài ra còn có tác dụng như một bức tường che chỗ để đồ dùng hàng ngày.


Những tấm l̼i̼ế̼p̼ trước gian chính giữa

Nét cổ kính ngay từ lối lên nhà

Từng bậc thang trong con ngõ là đá xếp như muốn níu kéo người đi, người về

Ghi dấu ấn thời gian

Tuổi đã cao, ông Do cho biết ông cũng như những thế hệ cha ông đi trước sẽ sống rồi “r̼a̼ đ̼i̼” trong chính căn nhà này. Vì điều kiện kinh tế không cho phép, nên ông cũng không thể sửa chữa lại căn nhà cho khang trang, chắc chắn, chỉ h̼ỏ̼n̼g̼ gì thì thay nấy chứ không c̼ầ̼u̼ k̼ì̼ gì nhiều. Giờ nhiều chi tiết đã m̼ố̼i̼ m̼ọ̼t̼ x̼u̼ố̼n̼g̼ c̼ấ̼p̼, trời mưa luôn ẩ̼m̼ ư̼ớ̼t̼, k̼h̼ó̼ c̼h̼ị̼u̼ lắm.


Khung cửa m̼ố̼i̼ m̼ọ̼t̼

Một cột nhà đã bị h̼ư̼ h̼ỏ̼n̼g̼

Theo anh Thứ, con trai cụ Do, có nhiều người đ̼á̼n̼h̼ t̼i̼ế̼n̼g̼ hỏi mua căn nhà nhưng gia đình không bán. “Nhà các cụ dựng lên để ở, có những người trả cả chục tỷ đồng nhưng tôi vẫn k̼h̼ư̼ớ̼c̼ t̼ừ̼”, anh Thứ cho hay.Với lợi thế cổ kính, ngôi nhà vẫn giữ nguyên nét đặc trưng của vùng quê Bắc Bộ, do vậy nơi đây luôn được giới làm phim, nhất là phim truyền thống của Miền Bắc tìm đến với mong muốn làm bối cảnh để sản xuất phim truyền hình. Ông Do cho biết mỗi năm cũng phải có vài người đến tìm hiểu.

Ông Do chia sẻ về ngôi nhà đặc biệt của mình
“Các nhà làm phim năm nào cũng đến để đóng phim, cũng muốn cho đoàn mượn, nhưng thú thật, nhiều cảnh quay t̼ứ̼c̼ m̼ắ̼t̼ nên tôi thực lòng không muốn. Nhà các cụ để lại để ở, cũng chẳng m̼à̼n̼g̼ t̼ư̼ở̼n̼g̼ để kinh doanh”, ông Do trải lòng.