Tôi đã từng không hiểu vì sao người thành phố không thích ai đến nhà mình, lúc nào cũng ra đóng vào khép không giao du với ai
Tôi 63 tuổi, cách đây 10 năm, tôi đưa mẹ lên thành phố khám bệnh. Tôi nhớ như in đó là một buổi sáng cuối đông mưa rét, chúng tôi đi từ tờ mờ sáng. Sau vài tiếng ngồi vạ vật ở ghế bệnh viện, bác sĩ hẹn buổi chiều quay lại lấy kết quả.
Trong lúc chờ kết quả, tôi đưa mẹ tới nhà anh họ cách bệnh viện gần 10km. Anh họ tôi lập nghiệp ở thành phố từ khi còn trẻ. Nhờ chăm chỉ làm việc nên giờ cuộc sống của anh khá giả, con cái đều đi du học, 2 vợ chồng thường xuyên đi du lịch
Tôi đoán chắc khi đưa mẹ đến thăm anh họ, vợ chồng anh sẽ rất vui mừng, sẵn lòng tiếp đón. Nhưng sự thật, tôi thấy anh dửng dưng. Vừa bước vào cửa, anh họ đã yêu cầu 2 mẹ con tôi thay giày, bỏ bên ngoài, dù lúc đó là mùa đông lạnh giá.
Ngoài ra, khi mời chúng tôi uống trà, vợ chồng anh cũng tỏ vẻ ngượng ngùng, trò chuyện vài câu rồi xin phép làm việc riêng. Anh họ để chúng tôi ngồi xem TV ngoài phòng khách rồi bỏ ra ngoài, chị dâu thì mải mê dùng điện thoại. Đến 12 giờ trưa, anh họ quay lại mời chúng tôi ra nhà hàng dùng bữa nhưng tôi từ chối.
Sau đó, tôi và mẹ xin phép ra về, tới bệnh viện ngồi đợi kết quả khám bệnh. Tôi thật sự cảm thấy hụt hẫng, buồn lòng trước thái độ của anh chị. Từ đó, mỗi lần lên thành phố, tôi không qua nhà anh chị họ chơi nữa. Tôi cho rằng họ không thích tiếp đón họ hàng, người thân từ quê xuống. Họ tỏ ra ngạo mạn, kiêu căng.
Giờ thì tôi đã hiểu vì sao
Gần đây, khi theo con trai lên thành phố sống, tôi mới hiểu được cách hành xử của anh họ năm xưa. Thực ra, người thành phố không thích khách đến nhà không phải vì họ ngạo mạn mà vì 4 lý do khó sau:
1. Những ngôi nhà, căn hộ ở thành phố đều nhỏ
Những ngôi nhà, căn hộ ở thành phố rất nhỏ, diện tích không nhiều. Giữa các phòng ngủ chỉ cách nhau vài bước chân. Các phòng như phòng khách, phòng bếp, nhà vệ sinh đều nằm gọn trong một không gian nhỏ, chỉ cần nhìn thoáng qua là có thể nhìn thấy. Vì thế, chủ nhà sẽ nghĩ khách tới chơi cảm thấy ngột ngạt, khó chịu trước không giản đó.
Đặc biệt với những gia đình thích bày biện đồ có giá trị trong nhà sẽ lo lắng khách động chạm làm vỡ. Như vậy sẽ rất khó xử cho cả chủ nhà lẫn khách tới chơi. Hơn nữa, nhà nhỏ, không gian sinh hoạt cũng ít, khi khách tới thăm dẫn theo trẻ nhỏ cũng có nguy cơ bị té ngã.
2. Việc đón khách ở thành phố tốn công sức, thời gian, tiền bạc
Ở thành phố, việc tiếp đón khách không đơn giản, dễ dàng như ở nông thôn. Ở nông thôn, bạn có thể làm cơm đón khách bằng thực phẩm có sẵn như bắt gà, nhổ rau ngoài vườn, xuống ao bắt cá, hái trái cây xung quanh nhà.
Tuy nhiên ở thành phố, bạn cần bỏ tiền ra để mua những món đó, gây tốn kém kha khá cùng công sức chế biến. Khi khách tới chơi, chủ nhà không thể tiếp đón xuề xoà, qua loa, như vậy họ sợ bị khách đánh giá. Chính vì thế, nhiều gia đình quyết định mời khách tới nhà hàng để dùng bữa, giúp họ tiết kiệm công sức, thời gian. Nhưng cách làm này gây tốn kém chi phí nếu có nhiều người tới chơi.
3. Vệ sinh nhà cửa gặp khó khăn
Trước khi có khách đến nhà, bạn thường phải dọn dẹp nhà sạch sẽ, ngăn nắp. Đối với những vị khách đặc biệt hay vào dịp lễ, bạn thậm chí phải mất 2 – 3 ngày dọn nhà để không để lại ấn tượng xấu.
Sau khi khách về, bạn lại tiếp tục công việc dọn nhà, từ phòng khách đến phòng vệ sinh. Đặc biệt nếu nấu nướng sẽ phải rửa bát đũa, xoong nồi hay nếu khách ngủ qua đêm, bạn phải giặt chăn ga. Thực tế có nhiều chủ nhà kỹ tính, họ không thích sự xáo trộn trong căn nhà khi khách đến chơi.
4. Chủ nhà không thích sự ồn ào
Sống ở thành phố một thời gian với con, tôi bỗng không thích sự ồn ào, chỉ muốn có không gian tĩnh lặng. Các con tôi đi làm từ sáng đến 6 giờ chiều mới về, cũng chỉ muốn bầu không khí yên tĩnh để nghỉ ngơi. Vào dịp lễ Tết, chúng tôi muốn tận hưởng phút giây thư giãn trong căn nhà của mình.
Nhưng nếu khách tới chơi sẽ phá vỡ bầu không khí đó. Điều này khiến tôi cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, chán nản. Sau khi ở với con, tôi đã thay đổi khá nhiều. Từ một người thích sự sôi động ở quê thì giờ lên thành phố, tôi chán ngán nếu có khách tới chơi. Mỗi lần như vậy, tôi cảm thấy mình bị quấy rầy, làm phiền. Giờ tôi mới hiểu được vấn đề mà mình đã hiểu lầm năm xưa là như thế nào.
- Tôi "khổ sở" vì hàng xóm gây khó dễ không cho bán đất
- “Nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ”: 3 bí mật mua đất sinh lộc của người xưa, cứ ở là giàu
- Thư mẹ gửi con gái: "Mẹ thà rằng con độc thân chứ đừng bao giờ gả cho 4 kiểu người như thế này!"
- Khách sạn 50 tỷ đang xây dở, bất ngờ bị yêu cầu trả đất
- Phụ nữ có 4 điểm G khiến “cuộc yêu” nồng cháy