Nhà có trẻ sơ sinh các mẹ nhất định phải lưu ý nè…

Dưới đây là 12 điều đại kỵ với trẻ sơ sinh mẹ nào cũng cần biết để bé lớn nhanh và khỏe mạnh nhé!

12 điều đại kỵ với trẻ sơ sinh các mẹ cần nhớ1. Mỗi khi mang con đi đâu sợ tà ma ám ảnh, người ta bôi nhọ nồi lên trán đứa bé để “đánh dấu”, hoặc cầm dao bảo vệ đứa trẻ. Gặp người lạ dữ vía làm cho đứa trẻ khóc, người ta đốt vía khi người lạ đi khỏi.

2. Trẻ cứ đêm đến là khóc, gọi là khóc dạ đề. Muốn chữa khỏi, phải mượn hàng xóm con dao cùn, quăng xuống gầm giường.

3. Trẻ ngủ lì không dậy, xin vài cái tóc mai của người khác họ phảy vào miệng đứa trẻ cho nó tỉnh.

4. Trẻ nấc, lấy ngọn lá trầu không dán vào trán cho khỏi.

5. Khách đến thăm trẻ, không được khen bé đẹp, mập hay nặng cân. Khen như vậy bị coi là quở, làm cho trẻ suy sút, đau ốm.

6. Không đưa con qua cửa sổ cho người khách bồng bế. Sợ sau lớn lên nó sẽ làm nghề trộm cắp.

7. Nếu trẻ khóc liên miên và dữ dội, người xưa cho là đau bão, phải mượn người nhổ bão trên đầu người mẹ của trẻ, khi đang ôm con ép vào bụng. Tức là giật những sợi tóc quấn lại với nhau thành từng mớ trên đầu người mẹ.

8. Mỗi khi con hắt hơi thì chúc “Sống lâu trăm tuổi” để cầu phúc cho con sống khỏe mạnh, chóng lớn.

9. Con lớn chậm, yếu ớt, thì bế nó chui qua áo quan người già bậc thượng thọ lúc đưa đám.

10. Không nên cho trẻ soi gương: Một số người nói bé sẽ sợ, hoảng loạn và tối ngủ không ngon giấc nếu soi gương.

11. Bên trong phòng của em bé tuyệt đối không được treo, đặt các bức tranh có hình tượng quái dị hung ác, nếu bé tự ý treo cần phân tích cho bé hiểu vả bỏ đi. Khi phạm điều này thì tính cách em bé trở nên quái dị nóng nảy và hung ác.

12. Trong phòng ngủ không treo chuông hoặc phong linh, chủ thần kinh suy nhược.

5 mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh cho người lần đầu làm mẹ

1. Cách bế và đỡ bé

Bạn có thể chọn một vài cách an toàn và thoải mái để bế một em bé sơ sinh. Dù tư thế bạn chọn là gì thì bạn phải luôn đỡ đầu bé vì cổ của bé chưa đủ cứng cáp để có thể giữ được đầu.

– Bắt đầu bằng cách đặt bé nằm ngửa và dùng hai cánh tay bế bé lên, một tay đỡ phía dưới trong khi tay kia có thể để thoải mái.

– Dùng cánh tay đỡ đầu bé còn phần bàn tay đỡ phần mông. Cánh tay kia của bạn bây giờ có thể hỗ trợ hoặc vuốt ve bé nhẹ nhàng.

2. Cho con bú

Trẻ sơ sinh thường ăn 3-4 giờ một lần, thậm chí một số trẻ cứ hai tiếng lại ăn một lần. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ sẽ ăn thường xuyên hơn trẻ bú bình vì sữa mẹ dễ tiêu hóa. Khi lớn lên, bé sẽ ăn ít hơn nhưng bữa ăn của bé sẽ kéo dài hơn.

Em bé của bạn sẽ cho bạn biết khi nào bé đã no, cách dễ nhận thấy nhất là bé từ chối núm vú hoặc bình sữa.

Vì trẻ sơ sinh khỏe mạnh hiếm khi bị mất nước, nên không cần thiết phải bổ sung nước lọc hay nước trái cây cho con. Trên thực tế, lượng sữa mẹ hoặc sữa bình cũng đáp ứng tất cả các nhu cầu nước của trẻ sơ sinh trong vòng ít nhất sáu tháng đầu đời.

Nếu bạn nghĩ rằng em bé của bạn có thể bị mất nước, hãy xem những dấu hiệu như: hôn mê, đi tiểu ít hơn 8 lần một ngày, từ chối ăn, da khô, sẫm màu… Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, một điểm mềm trũng sẽ xuất hiện trên đỉnh đầu của bé.

3. Giúp bé ợ hơi

Trẻ sơ sinh có xu hướng nuốt không khí trong khi đang bú, khiến các bé bị ợ thức ăn lên hoặc trở nên khó tính nếu không được ợ hơi thường xuyên vì bị đầy bụng. Hãy thử ba phương pháp giúp bé ợ hơi nói chung.

– Bé đứng em bé dựa vào cổ của bạn. Vỗ nhẹ vào lưng bé bằng bàn tay kia

– Để em bé nằm sấp trên đùi của bạn và vỗ nhẹ tay vào lưng bé.

– Cho em bé ngồi trong lòng, đỡ ng*c và đầu rồi vỗ vào lưng bé.

4. Cho bé ngủ

Một số trẻ sơ sinh ngủ 10 tiếng một ngày, trong khi những trẻ khác ngủ nhiều tới 21 giờ mỗi ngày. Các bé thường ngủ cả đêm và ngày trong vài tuần đầu tiên. Hơn nữa, hầu hết các bé không ngủ suốt đêm cho đến khi khoảng bốn tháng tuổi. Để điều chỉnh thói quen, mẹ hãy cho trẻ sơ sinh thức vào ban ngày và ngủ vào ban đêm, các mẹ hãy thử những cách dưới đây:

– Tránh để chỗ ngủ của con có quá nhiều ánh sáng hoặc thay tã ban đêm quá lâu. Hãy chắc chắn đưa bé của bạn nằm ngủ lại ngay sau khi cho ăn và thay tã vào ban đêm.

– Nếu con bạn ngủ lâu hơn ba hoặc bốn giờ ban ngày, hãy gọi bé tỉnh dậy và chơi với bé. Vì khi bé ngủ quá nhiều lúc sáng, tối đến bé sẽ khó ngủ hơn.

– Đặt bé nằm trên một tấm nệm phẳng và chắc. Không để các vật mềm, mịn như gối, thú nhồi bông xung quanh khi bé đang ngủ. Mặc dù có vẻ như vô hại, nhưng các sản phẩm này có thể làm tăng nguy cơ tử vong do ngạt thở

5. Dỗ bé nín khóc

Với trẻ sơ sinh, nguyên nhân khiến bé khóc không phải lúc nào cũng rõ ràng. Nếu bạn đã thay đổi phương pháp mà con bạn vẫn khóc, hãy thử các cách dưới đây.

– Cho con ợ hơi thường xuyên, ngay cả khi bé không có cảm giác khó chịu. Nếu bạn cho con bú, hãy cho bé ợ mỗi lần chuyển bầu ng*c. Nếu trẻ bú bình, cho bé ợ hơi sau khi ăn 60 hoặc 90ml sữa bột. Ngưng cho bú nếu bé khó chịu hoặc quay đầu từ chối núm vú hoặc bình sữa.

– Đu đưa bé trong vòng tay bạn từ bên này sang bên kia. Ca hát, nói chuyện cũng có làm bé ngừng khóc.

– Hãy đặt con vào xe đẩy và đi dạo. Việc chuyển động cũng có tác dụng làm dịu trẻ sơ sinh.

– Cho bé tắm nước ấm.