Cách cha mẹ giáo dục ảnh hưởng rất lớn đến tính cách, quyết định, thái độ và nhận thức của chúng ta sau này, đặc biệt trong vấn đề tiền bạc.
Sẽ rất tốt nếu cha mẹ bạn dạy con đúng đắn, tích cực.
Tuy nhiên, bài học sai lầm cũng có thể khiến ta hình thành cái nhìn lệch lạc về tiền, khiến sức khỏe tài chính đi xuống. Tất nhiên mọi người không nên đổ lỗi cho cha mẹ, thay vào đó, bạn cần hiểu gốc gác thói quen xấu về tiền bạc, từ đó làm chủ chúng và nỗ lực thay đổi.
Dưới đây là 6 hành vi nuôi dạy con phổ biến của bậc cha mẹ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thói quen tiền bạc của con khi lớn lên:
1. Cha mẹ không dạy con cách tiêu tiền
Đây là một vấn đề rất phổ biến của cha mẹ trong cách giáo dục con cái. Trong câu chuyện của gia đình, nhiều phụ huynh coi tiền bạc là vấn đề cấm kỵ và nhạy cảm khi nói đến. Hệ luỵ là khi lớn lên bạn không có nhiều kiến thức về tài chính. Từ đó dẫn đến bạn thường xuyên bị bội chi, tiết kiệm quá mức hay sợ hãi trước đầu tư và lập kế hoạch tài chính nói chung.
Giải pháp: Hãy tự mình học hỏi các kiến thức xoay quanh tiền bạc khi lớn lên, đó có thể là cách lập kế hoạch chi tiêu, phương pháp kiếm ra tiền, hình thức đầu tư sinh lời an toàn… Nếu có con riêng, đừng ngần ngại thảo luận các vấn đề tài chính với chúng, đồng thời cho chúng tìm hiểu dần các kiến thức tài chính để phá vỡ vòng luẩn quẩn từ cha mẹ truyền lại.
2. Cha mẹ buộc trẻ chỉ lựa chọn một nghề nghiệp trong tương lai
Trung thành với một công việc trong suốt cả cuộc đời dường như là điều không thể trong thời đại này. Một số công việc mới xuất hiện ngày nay thậm chí không tồn tại trong 10 năm trước, trong khi một số nghề lại biến mất.
Chia sẻ với Bright Side, Max cho biết anh thích đắm chìm vào thế giới công nghệ, mong muốn biết sự khác nhau trong cách vận hành của các chương trình máy tính. Nhưng bố mẹ anh lại cho rằng đây là công việc nguy hiểm. Một ngày, anh tìm thấy và theo đuổi các khoá học online về phần mềm. Hiện tại, anh rất thành công trong lĩnh vực đầy tiềm năng của mình.
Laura, 37 tuổi, từng là nhà xã hội học với thâm niên ở nhiều nơi. Nhưng sau khi sinh con, cô không thể dành nhiều thời gian cho công việc ấy như trước. Cô nhận thấy mình từng thích nhiếp ảnh và quay trở lại với đam mê này.
Cô bắt đầu chụp ảnh con trai, sau đó phát triển bằng cách chụp ảnh con cái của bạn bè và người quen. Sau vài năm, cô mở một studio ảnh riêng. Hiện tại, Laura có thu nhập ngang bằng chồng, vừa có thể chăm sóc gia đình, vừa thoả mãn đam mê.
3. Cha mẹ đợi khi con lớn mới nói về tiền
Không trò chuyện với trẻ sớm có thể trở nên bất lợi cho thái độ của trẻ về cách quản lý tiền bạc trong tương lai.
“Đại học Cambridge thực hiện một nghiên cứu cho thấy, khi 7 tuổi, thái độ đối với tiền bạc của trẻ đã được thiết lập vững chắc và hiện nay trẻ từ 3 tuổi có thể hiểu những nội dung cơ bản về tiền “, Kobliner nhấn mạnh.
Bố mẹ cũng nên chú ý tới lời khuyên này khi nghĩ về trường đại học con theo sau này. Đợi tới khi con cái vào lớp 12 mới thảo luận về chi phí học đại học là không nên. Nên làm việc này khi con học lớp 9 là lý tưởng vì bạn có thể hình dung sau này trường nào sẽ tiêu tốn chi phí nhiều hơn và không rơi vào tình huống khi con đề cập tới trường mình mơ ước ở lớp 12 bố mẹ lại nói “Bố mẹ xin lỗi, bố mẹ không đủ tiền để con học ở đó”.
4. Cha mẹ nghĩ kiến thức về tài chính chỉ dành cho người lớn
Ngoài đề cập đến tiền bạc, nhiều cha mẹ không cho con quản lý tiền bạc, khiến trẻ thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Chuyên gia tài chính Kim Kiyosaki gợi ý một số cách phù hợp để giúp trẻ có thêm kiến thức. Ví dụ, cha mẹ có thể cho trẻ thực hành qua những “phi vụ” kinh doanh nhỏ trong phạm vi gia đình, hàng xóm như bán nước, quét dọn thuê.
“Nếu con bạn muốn mua một món đồ mới, hãy để con tự tìm cách kiếm tiền mua chúng”, bà Kiyosaki nêu.
5. Cha/mẹ bạn phụ thuộc vào tài chính của đối phương
Khi còn nhỏ, bạn từng chứng kiến bố hay mẹ mình được đối phương chăm sóc và không phải lo lắng về tiền bạc. Qua thời gian, bạn dễ hình thành tâm lý: “Tại sao chúng ta phải đấu tranh làm việc nếu bố/mẹ mình không cần làm vậy?”
Câu hỏi tiềm thức này thường dẫn đến sự trì hoãn và hành vi vô trách nhiệm về tiền bạc. Bởi vì trong thâm tâm, bạn cho rằng cuối cùng sẽ có ai đó cứu bạn về mặt tài chính.
6. Cho con thấy trước những khó khăn trong cuộc sống trưởng thành
Chẳng có gì là sai khi đứa trẻ phải nhìn bố mẹ chúng buồn bã ngày qua ngày. Nhưng điều này sẽ trở nên tai hại nếu nó diễn ra liên tục. Trong trường hợp này, vai trò của gia đình rất quan trọng, đứa trẻ có thể sẽ bị ám ảnh, sợ hãi, lo ngại về cuộc sống của người trưởng thành và không muốn lớn nữa.
- Chồng yêu vợ, con cái cũng sẽ yêu mẹ – chồng khinh thường vợ, con cái cũng khinh thường mẹ theo
- Đào suối, đắp nền cao để tái hiện nhà vườn thời thơ ấu
- Về quê xây nhà “mini”, nữ gia chủ hạnh phúc vì ước mơ có nhà bên vườn rau, ao cá đã thành hiện thực
- Giáo sư đặt ra 10 kỷ luật khắc nghiệt, "ép" con phải luôn nhất lớp, nhiều năm sau các con biết ơn mẹ
- Bố mẹ cho em gái đất 12 tỷ, chỉ cho tôi căn nhà 3 tỷ ở quê