Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
122 lượt xem

Trai Mường Hòa Bình lãi lớn khi bỏ phố về quê nuôi nhiều con đặc sản, mỗi năm có nguồn thu cả trăm triệu đồng

Anh Tuân bất ngờ bỏ nghề và chuyển về quê ở huyện Tân Lạc (Hòa Bình), nuôi con đặc sản… khi đang làm kế toán ổn định cho một công ty ở thành phố.

Chúng tôi tìm về bản Ngòi, xã Suối Hoa, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình để xem mô hình phát triển kinh tế của chàng thanh niên người Mường – Đinh Công Tuân. Anh sinh năm 1997, gặp khách lạ đến chơi nhà, anh nở nụ cười tươi rói bắt tay chúng tôi.

Anh Tuân chia sẻ: Năm 2019, tôi tốt nghiệp Trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh ở Hưng Yên. Sau đó, tôi làm kế toán cho một công ty du lịch. Một năm làm kế toán, anh Tuân thấy diện tích đất đai, lòng hồ ở quê rộng lớn nên nảy ra ý tưởng rời phố về quê làm giàu từ nông nghiệp.

Mỗi năm anh Tuân có nguồn thu cả trăm triệu đồng

Anh Tuân trăn trở: Người Mường ở bản Ngòi bao năm bám hồ, nuôi cá lồng theo kiểu nhỏ lẻ, manh mún, phụ thuộc vào thời tiết nên thu nhập không cao. Vì vậy, năm này qua năm khác, cái nghèo vẫn cứ đeo bám. Khi xây dựng thành công mô hình, mình sẽ liên kết các thanh niên và người dân có cùng chí hướng trong bản thành lập HTX để giúp nhau phát triển kinh tế.

Mô hình nuôi cá lồng cho hiệu quả kinh tế cao

Khi nghe tin anh Tuân bỏ việc, mọi người trong gia đình ai cũng buồn, nhất là bố mẹ. Bởi họ mất hàng chục năm trời lao động vất vả mới nuôi được Tuân học ra chuyên nghiệp.

“Việc tốt nghiệp đại học ở rẻo cao bản Ngòi là niềm vinh dự rất lớn đối với mỗi thanh niên người Mường nơi đây. Mình phải tỉ tê mãi mới thuyết phục được bố mẹ và người thân đồng ý cho mình về quê thực hiện ý tưởng”, anh Tuân nói.

Để hiện thực hoá ý tưởng của mình, năm 2020, anh Tuân vay mượn người thân, họ hàng đầu tư nuôi 30 lồng cá cùng với hàng trăm lợn, gà, dê, với diện tích chăn nuôi khoảng 1 ha.

Đối với cá lồng, anh Tuân nuôi chủ yếu vào cá ngạnh, cá chiên, cá bỗng. Bởi đây là loài sinh trưởng tốt, ít bệnɦ, cho thu hoạch nhanh. Do cá ngạnh không thể nhân giống nên anh Tuân phải thu mua cá giống của bà con bắt được ngoài tự nhiên về nuôi. Sau 6 tháng nuôi, bắt đầu cho xuất bán. Cùng với đó, anh Tuân đang nuôi khoảng trên trăm con lợn, gà, dê.

Anh Tuân nuôi cá lồng, tận dụng diện tích lòng hồ rộng lớn 

Theo anh Tuân, bên cạnh cá lồng thì lợn, gà, dê địa phương là mặt hàng được nhiều khách hàng ưa chuộng, nhất là khách Hà Nội.

Anh Tuân cho rằng, vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình đã được quy hoạch xây dựng thành Khu du lịch Quốc gia hồ Hòa Bình. Trong thời gian tới, lượng khách du lịch về đây rất nhiều; kèm theo đó là nhu cầu ăn uống, ngủ nghỉ sẽ tăng. Vì vậy, cơ hội để người dân phát triển kinh tế, dịch vụ sẽ rất lớn.

Năm vừa rồi, anh Tuân xuất bán được 4 tấn cá và hàng chục con lợn, gà, dê ra ngoài thị trường. Sau khi trừ chi phí sản xuất, anh Tuân lãi hơn 100 triệu đồng.

Trang trại Việt

Bài viết cùng chủ đề: