Chủ tịch Hiệp hội làng nghề đá Yên Lâm, huyện Yên Định, Thanh Hóa (nơi được coi là “thủ phủ” đá xanh) khẳng định: “Lát vỉa hè ở Hà Nội nếu dùng loại đá tốt, lát đúng tiêu chuẩn thì đá chỉ mòn đi chứ không hỏng được”. Vị này cũng cho rằng có thể đá bị om nhưng không có chuyện “đá ngấm nước bị giãn nở, tự vỡ”.
Sáng 8/12, bên lề kỳ họp thứ 10, HĐND TP khóa XVI, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong đã thông tin với báo chí về việc lát đá vỉa hè bằng đá tự nhiên nhưng nhanh chóng xuống cấp đang thu hút sự quan tâm của dư luận.
Theo ông Võ Nguyên Phong, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, đá lát vỉa hè giai đoạn trước khai thác bằng phương pháp nổ mìn, cho nên đá bị om. Ngoài ra, đá tự nhiên thường có gân đá, không được đồng chất nên khi mưa xuống thì bị giãn nở, tự vỡ, thậm chí không cần tác động vật lý.
Lát đá vỉa hè ở Hà Nội có độ bền 70 năm nhưng chỉ sau vài năm nhiều nơi phải vá lại vì đá bị vỡ.
Ông Nguyễn Hữu Quảng, Chủ tịch Hiệp hội làng nghề đá Yên Lâm (huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) đã chia sẻ về chất lượng đá cũng như cách sử dụng đá để lát vỉa hè.
Yên Lâm được biết đến là “thủ phủ” của đá xanh được khai thác để xuất khẩu và tiêu thụ nhiều nơi trên khắp cả nước.
Ở góc độ là người có nhiều năm kinh nghiệm khai thác, chế biến và thi công các công trình về đá, ông Quảng cho hay, việc lát đá vỉa hè quan trọng là việc thi công, xây dựng công trình như thế nào.
Với thông tin đá khai thác nổ mìn và mưa bị ngấm khiến “đá tự vỡ”, ông Quảng cho rằng “chưa hiểu về đá”.
Ông Quảng nói: “Riêng ở Yên Lâm chúng tôi khai thác đá không dùng mìn nổ mà cắt bằng dây kim cương, còn đá xanh đen bản chất không phải từ nham thạch ra nên thấm nước là chuyện bình thường, chứ không phải ngấm nước là vỡ ra được. Ở đây chúng tôi vẫn xuất khẩu theo tiêu chuẩn Châu Âu, các nước đó đã dùng không thấy có vấn đề gì”.
Nhận định về việc đá lát ở vỉa hè ở Hà Nội, Chủ tịch Hiệp hội làng nghề đá Yên Lâm (tỉnh Thanh Hóa) cho rằng có thể đơn vị thi công đã mua đá rẻ, đá đã bị om sẵn, loại đá “người ta chỉ dùng làm đá nghiền mình vẫn tận dụng làm”.
Hoạt động khai thác đá tại làng nghê đá Yên Lâm, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
Thêm nữa có thể việc thi công mặt nền không tốt, “Người ta nói dao sắc không bằng chắc kê, nếu kê không tốt xe đi lên đi xuống vỡ là bình thường. Chúng tôi làm ở trong Thanh Hóa sẵn sàng bảo hành lên đến hàng trăm năm chứ không nói gì đến 70 năm” – Chủ tịch Hiệp hội làng nghề đá Yên Lâm nói.
Lát vỉa hè ở Hà Nội nếu dùng loại đá tốt, lát đúng tiêu chuẩn thì đá chỉ mòn đi chứ không hỏng được – ông Quảng khẳng định.
Để đảm bảo được chất lượng lát đá vỉa hè, ông Quảng nhắc lại ngoài chất lượng đá thì đơn vị thi công khi đổ nền thực hiện cho chắc và phải biết được tính chất của viên đá.
“Đặc biệt là phải làm thật, nhất là nhà thầu và thợ làm thật thì sẽ không vấn đề gì, chứ cát trộn tý xi măng rồi lát lên là hỏng, chỉ cần vài ngày sau cập kênh lên là nứt ngay” – ông Nguyễn Hữu Quảng nói.
Theo thông tin từ Chủ tịch hiệp hội đá Yên Lâm, hiện nay ở Yên Lâm có nhiều công ty khai thác đá bán đá ra Hà Nội. Tuy nhiên thường bán qua các đơn vị thương mại, qua nhà thầu, không bán trực tiếp đến đơn vị thi công.
- Chú rể 20 tuổi c:ãi lời cha mẹ để lấy vợ, ngày vu quy họ hàng ‘xỉ:u ngang x:ỉu dọc’ khi nhìn mặt cô dâu
- Nghẹn ngào người bố m͏ột͏ m͏ìn͏h͏ đ͏ư͏a͏ c͏o͏n͏ đ͏i͏ c͏ấp͏ c͏ứu͏: “C͏o͏n͏ ơ͏i͏, r͏án͏g͏ v͏ề v͏ới͏ c͏h͏a͏…”
- Từng nếm trải nhiều dư vị của thất bại, ba ông nông dân ở Sơn La, Hưng Yên, Hải Dương thành nông dân Việt Nam xuất sắc
- Bình Thuận: Nuôi con đặc sản có người trông thấy kêu như gặp rắn, chả tốn tiền cám, nông dân vẫn bán 700.000 đồng/kg
- Dân làm cầu phao vượt sông tự phát, thu phí không kiểm soát