Có nhiều bậc cha mẹ cho rằng, họ chỉ cần xây nhà to, cho con nhiều tiền là được. Nào ngờ, làm hết nước hết cái cho con, họ chẳng thấy hạnh phúc mà còn thêm gánh nặng.
Vốn sinh ra trong thời buổi khó khăn, nghèo khổ, do đó nhiều thế hệ trước kia vẫn giữ quan điểm phải cố làm để mua được nhà. Sau khi mua nhà thì họ lại tiếp tục đắm đuối với công việc, hi vọng dành dụm cho con một ít tiền để chúng bớt vất vả. Họ hi vọng làm như vậy gia đình có thể an cư lạc nghiệp, hạnh phúc đong đầy.
Thế nhưng, cuộc sống nhiều khi lại đáp trả ước mong tốt đẹp ấy bằng thực tế quá đỗi phũ phàng. Không ít người thắt lưng buộc bụng, bóp mồm bóp miệng để có thể mua được miếng đất, xây được cái nhà. Chồng tối ngày ra ngoài còng lưng trả nợ, vợ quay cuồng với chuyện bếp núc, chăm con.
Nhà to sẽ sống thoải mái hơn ở nhà nhỏ, đó là điều đương nhiên. Thế nhưng, ta đã phải trả cái giá nào?
Cứ thế, khi chồng đi làm về thì bản thân đã mệt nhoài, chẳng tâm sự chi với vợ, con cái cũng đã ngủ từ lâu. Sáng dậy lại đi làm từ sớm tinh mơ, vơ con vẫn chưa thức giấc. Gia đình tuy sống chung lại như kẻ trọ, mỗi người làm một việc riêng, sự kết nối trong nhà, tình cảm gắn bó giữa vợ với chồng, cha mẹ với con cái cứ vậy mà tiêu biến.
Nhà to sẽ sống thoải mái hơn ở nhà nhỏ, đó là điều đương nhiên. Thế nhưng, ta đã phải trả cái giá nào để được ở trong ngôi nhà rộng rãi, khang trang đó? Phải nhớ rằng, ngôi nhà không làm nên hạnh phúc, mà mối quan hệ giữa các thành viên, tình cảm, thời gian bên nhau và sự tương tác mới có thể khiến gia đình an vui.
Với nhiều người, khi cho con tiền bạc, nhà cửa nhiều đến vậy họ không màng đến sự hồi đáp, báo hiếu
Người Việt thường quen với câu nói: “Hi sinh đời bố, củng cố đời con”. Vì thế, người ta chẳng ngần ngại chịu khổ sở, có bao nhiêu nhường cho con hết, cốt để hi vọng có cuộc sống tốt đẹp hơn. Thế nhưng, mọi chuyện không phải lúc nào cũng đơn giản đến thế. Có những gia đình vì bao bọc con quá lâu mà họ trở nên ỷ lại, phụ thuộc. Không ít người đã đến ngưỡng 30 tuổi vẫn chẳng làm được gì, ở nhà đợi bố mẹ đi làm nai lưng cho tiền.
Với nhiều người, khi cho con tiền bạc, nhà cửa nhiều đến vậy họ không màng đến sự hồi đáp, báo hiếu mà chỉ cần chút tình cảm, quan tâm. Thế nhưng, khi lớn lên, con cái lại quá vô tâm, xa rời họ khiến họ tổn thương. Chưa kể, việc cho con cái quá nhiều mà không giữ lại chút gì cho bản thân sẽ khiến ta tự biến thành gánh nặng sau này.
Nhìn vào hai đứa trẻ, một đứa trẻ học tự lập từ sớm và một đứa trẻ được bao bọc quá lâu sẽ thấy sự khác biệt. Khả năng thích ứng, vượt qua nghịch cảnh, sự trưởng thành của đứa tự lập sớm bao giờ cũng tốt hơn. Làm cha mẹ, tốt nhất cho con sự tự lập và không để lại cho chúng bất kỳ gánh nặng nào. Có như thế, ta mới cảm thấy an yên, hạnh phúc khi về già.
- Lấy vợ miền Tây, trong làng râm ran bàn tán
- Khánh Thi lên tiếng xin lỗi, Thủy Tiên ấm ức: “Im lặng thì bị nói giựt nợ!”
- Mẹ đơn thân làm đủ mọi nghề, suốt 8 năm ròng chữa bệnh cho con: “Nó đau lắm nhưng không kêu than, sợ mẹ lo…”
- Choáng váng khi biết nguyên nhân con cái "xa lánh" ông bà nội
- Định hướng cho con: 8 ngành học "hot" nhất trong tương lai, ra trường không lo thiếu việc